Tiết mục múa rối cạn "Hát then" của phường rối Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa. (Ảnh: Hoàng Giao)

Những di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích lịch sử – văn hóa được xây dựng từ thời Đại Cồ Việt (1010) khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Hoàng thành bao gồm ba thành phần chính: kinh thành (thành ngoại), hoàng thành (thành nội) và tử cấm thành. Đây là nơi ở và làm việc của triều đình phong kiến qua nhiều thời kỳ từ Đại Việt, Đại Ngu, Trần, Hậu Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn, và thời thuộc Pháp.

Tính đến nay, hoàng thành Thăng Long đã trải qua hơn 1000 năm lịch sử với nhiều biến cố, chiến tranh và thay đổi chính trị, nhưng dấu vết của quá khứ vẫn còn với những di tích quan trọng như hàm điện, kính thiên điện, cung nghĩa, cung hiền, hồ hoàng thành…

Hoàng thành Thăng Long không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần, tôn giáo và nghệ thuật. Năm 2010, hoàng thành Thăng Long đã trở thành di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Thành nhà Hồ, hay thành Tây Đô, là một di sản độc đáo được xây dựng vào thế kỷ 14, dưới triều đại của vua Hồ Quý Ly. Thành nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải công trình duy nhất có kiến trúc bằng đá, nhưng thành nhà Hồ vẫn là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng độc đáo.

Theo sử sách trong thành có rất nhiều công trình được xây dựng, như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), đông cung, tây Thái miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Tuy nhiên, hiện tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong hoàng thành đã bị phá hủy, song 4 bức tường thành vẫn tương đối nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, nổi bật với 4 cổng Nam, Bắc, Đông, Tây.

Trải qua hơn 600 năm tồn tại, đến ngày 27-6-2011, tại kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới, di tích thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Thánh địa Mỹ Sơn là di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới nằm ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những quần thể di sản văn hóa lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13 trong thời kỳ của vương quốc Chăm Pa.

Mỹ Sơn là trung tâm tôn giáo quan trọng của vương quốc Chăm Pa, nơi tổ chức các nghi lễ tôn giáo và là nơi an táng các vua chúa. Khu di sản này bao gồm hơn 70 đền tháp, điện thờ, bức bình phong và các công trình phụ trợ khác. Các công trình chủ yếu được xây dựng bằng đá vôi với những họa tiết tinh xảo thể hiện sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa.

Phố cổ Hội An là di sản văn hóa vật thể Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Hội An từng là một thương cảng sầm uất từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, là nơi giao thương của các thương nhân đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh… Đến nay, phố cổ vẫn giữ được vẻ đẹp trầm mặc, yên bình với những con phố nhỏ, những ngôi nhà cổ kính, các hàng quán và cửa hàng thủ công mỹ nghệ.

Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Đây là kinh đô của Việt Nam trong thời kỳ từ 1802 đến 1945 dưới triều đại của các vị vua nhà Nguyễn. Cố đô Huế bao gồm hơn 140 cơ sở, gồm cả các cung điện, lăng mộ, chùa, và công trình kiến trúc khác. Một số công trình nổi bật như hoàng thành Huế (gồm kinh thành, hoàng thành và tử cấm thành), các lăng mộ hoàng gia và những ngôi chùa cổ.

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình

Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở huyện Hoa Lư, là một quần thể di sản độc đáo gồm cả di sản văn hóa và tự nhiên, được UNESCO công nhận là di sản thế giới hỗn hợp vào năm 2014. Tràng An được biết đến với vẻ đẹp nên thơ của núi non hùng vĩ, hệ thống hang động nước, hang động cạn, các đền, chùa và lăng mộ cổ. Trải qua hàng nghìn năm, thiên nhiên đã tạo nên cho Tràng An vẻ đẹp hoang sơ, vô cùng thơ mộng và bí ẩn.

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Hiển thị 1 - 15 of 306 kết quả.

Số lượng hiển thị trên 1 trang 15

Là một điểm tham quan du lịch tích hợp nhiều giá trị đặc sắc về văn hóa và kinh tế của vùng Đồng bằng sông nước Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) từ lâu đã luôn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Chợ nằm trên trục đường thủy sông Cần Thơ - kênh xáng Xà No nên rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh lân cận và cả vùng ĐBSCL.

Ngày 10/3/2016, chợ nổi Cái Răng đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL.

Theo đó, vào ngày 9/7/2016, nhân kỷ niệm 56 năm Ngày Du lịch Việt Nam (09/7/1960 - 09/7/2016), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ đã phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Cái Răng tổ chức “Ngày hội du lịch Chợ nổi Cái Răng”, kết hợp với lễ đón nhận Quyết định công nhận văn hóa Chợ nổi Cái Răng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vì sao Chợ nổi Cái Răng được bình chọn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?

Được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XX, nhưng đến thập niên 90 của thế kỉ XX, do trở ngại về giao thông đường thủy, Chợ nổi Cái Răng được di dời qua khỏi cầu Cái Răng về phía Phong Điền, cách vị trí cũ trên 1 km.

Hiện tại, Chợ nổi Cái Răng nằm ở phía hạ lưu sông Cần Thơ cách cầu Cái răng khoảng 600m, với diện tích mặt nước khá rộng lớn, thuận lợi cho các hoạt động của chợ nổi: chiều rộng chiếm luồng ngang sông trung bình 100m - 120m, chiều dọc sông khoảng 1300m - 1500m với diện tích mặt nước tương đối rộng, nằm trên địa bàn quận Cái Răng với khoảng 300 - 400 ghe họp chợ mỗi ngày. Không chỉ thế, tại chợ còn có một số dịch vụ đi kèm như trạm xăng dầu nổi, xưởng sửa máy nổi, tiệm may nổi…

"4 treo" - điểm đặc trưng đặc sắc của chợ nổi Cái Răng

"Treo gì bán nấy": Treo những thứ ghe thuyền có bán trên cây tre dài khoảng 3 - 5m, gọi là cây bẹo.

"Treo mà không bán": Đây chính là điều khác lạ, hấp dẫn du khách đến với Chợ nổi Cái Răng, vì khi đến đây, họ được quan sát, tìm hiểu sinh hoạt cuộc sống của những người sống trên ghe thuyền. Thứ mà người ta treo thường là vật dụng sinh hoạt trong gia đình nên sẽ không bán.

"Không treo mà bán": Những ghe thuyền này thường bán các loại mặt hàng ăn nhẹ và giải khát như: Bánh, phở, hủ tiếu, cà phê,... Nhiều du khách yêu thích cảm giác được ngồi trên ghe và thưởng thức các món ăn đặc trưng, tận hưởng cảm giác lênh đênh, hít thở không khí bình yên trên sông.

"Treo cái này nhưng bán cái khác" (hay còn gọi là "bẹo lá bán ghe"): Đây là những ghe thuyền không treo nông sản, cũng không treo trái cây, mà treo một tấm lá lợp nhà hoặc tàu lá dừa. Với loại ghe này thì người ta có thể hiểu rằng, chiếc ghe hoặc xuồng là thứ mà người ta muốn bán.

Không chỉ thế, không gian văn hóa Chợ nổi Cái Răng còn tích hợp nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể như: tập quán xã hội, tín ngưỡng, tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian (đờn ca tài tử)... và những di sản này vẫn đang được gìn giữ, lưu truyền tại đây.

Không chỉ được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, Chợ nổi Cái Răng còn được Tạp chí du lịch Rough Guide (Anh) bình chọn là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới. Tạp chí này mô tả, điểm đặc biệt lạ mắt ở Chợ nổi Cái Răng chính là các thuyền bán hàng “rực rỡ sắc màu nhiệt đới”.

Trangweb Youramazingplaces đưa Chợ nổi Cái Răng vào danh sách 6 chợ nổi đẹp nhất châu Á.

Tạp chí Lonely Planet Traveller ca ngợi: “ĐBSCL là nơi trải nghiệm cuộc sống sông nước - Với chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng, nơi ghe thuyền tấp nập mua bán, với ký hiệu từ cây sào treo mặt hang cần bán, với các con thuyền chuyên chở cả nhà hàng ẩm thực xuôi ngược, với âm thanh nhộn nhịp hòa lẫn giọng ca vọng cổ não nùng…”.

Côn Đảo, Phú Quốc, Nha Trang, Mũi Né… là 10 bãi biển được tạp chí Forbes bình chọn là những bãi biển nhất định không ...

Trong tương lai gần, khu bảo vệ tuyệt đối thuộc Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long sẽ mở rộng biên độ ra ...

Đến thăm tháp chuông nổi tiếng Belfry của Bỉ có thể không còn dễ dàng khi Bruges là thành phố mới nhất ở châu Âu ...

Theo bình chọn mới nhất của CNN, Hà Nội và Phú Quốc đã vinh dự nằm trong danh sách điểm du lịch tốt nhất châu ...

Nếu Đà Nẵng có "Cầu Vàng" được thiết kế với hình ảnh bàn tay khổng lồ từng xôn xao báo chí trong và ngoài nước, ...

Khu di tích lịch sử - văn hóa thắng cảnh Dinh Cô - Long Hải nằm trên bãi biển thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây được xem là nơi có kiến trúc in đậm màu sắc văn hóa dân gian của ngư dân thị trấn Long Hải nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Năm 1995, Dinh Cô được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Bằng công nhận di tích Lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia và đến tháng 02/2023 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tương truyền cách đây 2 thế kỷ, một trinh nữ tên Lê Thị Hồng (Tục danh là Thị Cách) hay theo cha vào vùng Bà Rịa và Gò Công buôn bán. Từ những chuyến đi này cô đã yêu cảnh mến người nơi đây và không muốn rời xa vùng đất phía Nam nên đã xin cha ở lại.

Tuy nhiên, số phận chẳng may trong một lần theo cha ra biển, cô bị lâm nạn (tại Hòn Hang) khi đó vừa tròn 16 tuổi. Ngư dân địa phương đã chôn cất cô trên đồi Cô Sơn và lập miếu thờ ngoài bãi biển.

Đến năm 1930, để làm cho danh hiệu “Long Hải thần nữ bảo an chính trực, nương nương chi thần” thêm phần rạng rỡ, xứng với uy danh của cô, ngư dân Long Hải đã dời miếu cô lên núi Kỳ Vân, nơi mà ngày nay là Dinh Cô đang tọa lạc.

Một số hoạt động văn hóa đặc trưng của Lễ hội

Lễ hội Dinh Cô diễn ra vào các ngày mùng 10,11,12 tháng 02 (Âm lịch) để cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an. Lễ giỗ được tổ chức theo nghi thức cổ truyền, được các bô lão cao niên với lễ phục trang nghiêm làm chủ lễ. Bên cạnh đó, cờ hoa cũng được trang trí lộng lẫy thu hút rất đông nhân dân trong và ngoài tỉnh về tham dự, trở thành lễ hội lớn của tỉnh và của khu vực miền Đông Nam bộ, chào đón hàng vạn du khách đến hành hương cầu mong những điều tốt lành cho cuộc sống và tham quan du lịch.

Trước ngày chánh lễ (mùng 10 và 11/2 âm lịch) sẽ diễn ra những đêm hội hoa đăng trên biển. Rất nhiều ghe thuyền kết hoa đăng rực rỡ đậu kín bên bờ biển, hướng mũi vào Dinh Cô. Từ ngày chánh lễ (12/2 âm lịch), từ sáng sớm các ghe thuyền quay hướng ra biển làm lễ Nghinh Cô. Một chiếc ghe của dân chài được coi là đi biển giỏi nhất trong năm được chọn dẫn đầu, trên có ngai, long vị Cô cùng các vị trong ban nghi lễ, các bô lão cao niên với lễ phục trang nghiêm và đội lân sư rồng.

Đoàn ghe thuyền nối nhau ra khơi trong tiếng trống vang trời. Đi khoảng 2-3 hải lý, nhắm chừng tới nơi Cô tử nạn ngày xưa, ông chánh bái bắt đầu nghi lễ rước Cô cùng các vị thần linh, ông bà tổ tiên cùng về dinh ăn giỗ.

Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao quyết định đưa lễ hội truyền thống - Lễ hội Dinh Cô vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội Dinh Cô, người địa phương và du khách sẽ thức thâu đêm, suốt sáng với những lễ hội đặc trưng như thả đèn hoa đăng, đánh trống, chiêng, đua thuyền và hát "bả trạo".

Dinh Cô được trang hoàng rực rỡ, trang nghiêm, có chăng đèn kết hoa rất đẹp trong những ngày lễ. Những chiếc thuyền ghe từ các làng cá trong tỉnh cũng như từ các tỉnh lân cận về dự lễ đều treo đèn giấy nhiều màu, kết hoa từ mũi đến lái, kể cả cột buồm tạo nên vùng biển lộng lẫy đầy màu sắc. Thuyền ghe nào ở đây cũng hướng mũi vào trước Dinh Cô thực hiện nghi thức "Chầu Cô", bày tỏ lòng thành kính chân thành với Cô cùng với sự mong cầu Cô phù hộ, giúp đỡ cho thuyền ghe đánh bắt được nhiều tôm cá.

Tự hào di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sau 2 thế kỷ bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của Lễ hội Dinh Cô, người dân huyện Long Điền cũng đã có được niềm vinh dự, sự tự hào khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 237/QĐ-BVHTTDL, ngày 14/02/2023 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống Lễ hội Dinh Cô, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ông Đặng Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu tại buổi lễ

Ông Huỳnh Sơn Tuấn - Bí thư Huyện ủy Long Điền cho biết, để Lễ hội truyền thống – Lễ hội Dinh Cô được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ngay từ năm 2012, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn tập trung củng cố hồ sơ khoa học, lịch sử về Lễ hội truyền thống Dinh Cô – Long Hải.

Tổ chức các hội nghị để thảo luận, góp ý về lý lịch khoa học, lịch sử của Lễ hội truyền thống Dinh Cô. Quá trình triển khai thực hiện đã nhận được sự tin tưởng, đồng thuận với quan điểm bảo tồn, duy trì và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương của bà con nhân dân, trong đó có các bậc cao niên, các thành viên Ban Quản lý di tích và đông đảo tầng lớp ngư dân của huyện. Các thông tin, tư liệu quý báu được cá nhân sưu tầm đều cung cấp cho đơn vị chức năng để củng cố hồ sơ di sản.

Huyện ủy cũng chỉ đạo UBND huyện duy trì tổ chức Lễ hội Dinh Cô Long Hải định kỳ hàng năm, với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương, từ đó thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh về tham gia lễ hội.

Ông Tuấn cho biết thêm, việc Lễ hội truyền thống – Lễ hội Dinh Cô được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ là nguồn động lực to lớn cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Long Điền. Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương, sắp tới huyện Long Điền sẽ xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đối với Lễ hội Dinh Cô – Long Hải, với mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, góp phần đưa huyện Long Điền trở thành địa phương mạnh về du lịch trong xu thế phát triển bền vững hiện nay của huyện, cũng như của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ngư dân vùng biển cũng như thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của địa phương.

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân./.