Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
Chi tiết các mức xử phạt cho hành vi mê tín dị đoan như sau:
Mê tín dị đoan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Cụ thể: sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:
- Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích;
- Ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ;
- Nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm;
- Xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.
Ngoài ra, theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoan như sau:
Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên).
Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính, hành vi hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp sau:
Dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ra sao?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 103/2009/NĐ-CP có quy định Nghiêm cấm các hoạt động sau đây trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, cụ thể:
- Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
+ Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
+ Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
+ Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.
+ Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, xúc phạm dân tộc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
- Lưu hành, phổ biến và kinh doanh các sản phẩm văn hóa; sản xuất, nhập khẩu trái phép các sản phẩm văn hóa đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy; kinh doanh dịch vụ văn hóa mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh theo quy định.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, an ninh, trật tự và phòng, chống cháy nổ.
Lưu ý khi bị đau ở vùng Thái Dương
Đau nhức ở vùng Thái Dương diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân thường do tác động của các yếu tố bên ngoài như áp lực từ công việc, học hành, thi cử, thời tiết, gặp trục trặc trong chuyện tình cảm, hoặc một bệnh lý nào đó như ốm, sốt.
Đau Thái Dương trái: Tình trạng đau ở Thái Dương bên trái thường có quan hệ với những tổn thương ở hộp sọ. Các bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một trường hợp khác được gọi là đau nửa đầu thái dương (hay đau đầu vận mạch), xuất hiện khi đau nhức ở cả 2 vị trí nà có nghĩa là người bệnh mắc phải các bệnh lý liên quan đến hàm, cơ nhai.
Đau Thái Dương phải: Những cơn đau ở Thái Dương phải thường diễn ra dữ dội, các bệnh lý đi kèm cũng thường nặng hơn, ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Trường hợp này các bạn cũng nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Rối loạn tiền đình: Những người bị đau đầu một cách thường xuyên có thể đã mắc phải chứng rối loạn tiền đình. Tiền đình là một vùng trên đầu thuộc vào hệ thần kinh, ở phía sau của 2 ốc tai có chức năng cân bằng cơ thể. Khi bị rối loạn dễ gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, cơ thể khó chịu.
Trên đây là một số chia sẻ về huyệt Thái Dương: Vị tác, công dụng, cách bấm huyệt – châm cứu, cung cấp cho các bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích về hệ thống kinh mạch, huyệt đạo trên cơ thể. Thái Dương có vai trò quan trọng, nhưng cũng là một trong những yếu huyệt trên cơ thể, rất dễ gây tổn thương nếu không được tác động đúng cách. Vì vậy, các bạn không nên tự ý tác động nếu không có kiến thức chuyên môn, đặc biệt là châm cứu.
Khi có bệnh các bạn nên đến các bệnh viên, trung tâm y tế. Trường hợp bấm huyệt châm cứu thì cũng nên tới các trung tâm trị liệu có uy tín, đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản để hạn chế các rủi ro cho bản thân, tránh các chấn thương !
Quý tinh. thông minh, khôn ngoan. Chủ quan lộc
Thái Dương đóng ở các cung ban ngày (từ Dần đến Ngọ) thì rất hợp vị, có môi trường để phát huy ánh sáng. Đóng ở cung ban đêm (từ Thân đến Tý) thì u tối, cần có Tuần, Triệt, Thiên Không, Thiên Tài mới sáng.
Riêng tại hai cung Sửu, Mùi cần có Tuần Triệt hay Hóa Kỵ mới thêm rực rỡ (ở Sửu tốt hơn ở Mùi). Nhật chính vị ở các cung Dương, phù hợp với các tuổi Dương. Nhật càng phù trợ mạnh hơn cho những người sinh ban ngày, thích hợp cho những người mệnh Hỏa, mệnh Thổ và mệnh Mộc, hợp với trai hơn gái.
a. Thái Dương đắc địa trở lên:
Chỉ riêng bộ thần kinh bị ảnh hưởng vì ánh sáng mạnh của sao gây căng thẳng tinh thần, biểu lộ qua các trạng thái:
– sự mất ngủ và các hậu quả
– sự tăng áp huyết vì thần kinh
Đi với các sao Hỏa (Hỏa, Linh) hay đóng ở cung hỏa vượng (Thìn, Ngọ), có thể bị loạn thần kinh đi đến loạn trí. Những bệnh trạng này cũng xảy ra nếu Nhật hãm địa bị Tuần Triệt án ngữ.
Không bị sát tinh xâm phạm, Thái Dương hãm địa chỉ trí tuệ kém linh mẫn, mắt kém. Nếu bị sát tinh, bệnh trạng sẽ nặng hơn.
– Nhật Kình (Đà) Kỵ: đau mắt, tật mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị) có thể mù, kém thông minh.
– Nếu có thêm Hình, Kiếp Sát: có thể bị mổ mắt
a. Thái Dương đắc, vượng và miếu địa:
– Người này "thân hình đẫy đà, cao vừa tầm, da hồng hào, mặt vuông vắn đầy đặn, có vẻ uy nghi, mắt sáng, dáng điệu đường hoàng bệ vệ, đẹp nói chung."
– Người này "thân hình nhỏ nhắn, hơi gầy, cao vừa tầm, da xanh xám, mặt choắt, có vẻ buồn tẻ, má hóp, mắt lộ, thần sắc kém."
a. Nếu Thái Dương đắc, vượng và miếu địa:
– thẳng thắn, cương trực; phụ nữ thì đoan chính, có tác dụng chế giải tính chất lả lơi hoa nguyệt của Đào, Hồng, Riêu, Thai và có giá trị như Tử, Phủ, Quang, Quý, Hình. Nếu được thêm các sao này hỗ trợ, mức độ ngay thẳng càng nhiều: đó là đàn bà đức hạnh, trung trinh, khí tiết, hiền lương.
– hơi nóng nảy, háo quyền, chuyên quyền
– nhân hậu, từ thiện, hướng thượng, thích triết, đạo lý
Hai đức tính nổi trội hơn hết là sự thông minh và đoan chính.
– không cương nghị, không bền chí, chóng chán, nhất là ở hai cung Thân và Mùi (mặt trời sắp lặn)
– riêng phái nữ thì đa sầu, đa cảm
4. Ý nghĩa công danh, tài lộc:
Tùy theo mức độ cao thấp và tùy sự hội tụ với Thái Âm cùng các cát tinh khác, người có Thái Dương sáng sẽ có:
– uy quyền, địa vị lớn trong xã hội (quý)
– có khoa bảng cao, hay ít ra rất lịch lãm, biết nhiều
– có tài lộc vượng, giàu sang (phú)
Vì vậy, Thái Dương đóng ở cung Quan là tốt nhất. Đó là biểu tượng của quyền hành, uy tín, hậu thuẫn nhờ ở tài năng.
Nếu Thái Dương hãm ở các cung dương (Thân, Tuất, Tý) thì không đến nỗi xấu xa, vẫn được no ấm, chỉ phải không giàu, không hiển đạt. Tuy nhiên, dù hãm địa mà Thái Dương được nhiều trung tinh hội tụ sáng sủa thì cũng được gia tăng tài, quan.
Trường hợp Thái Dương ở Sửu Mùi gặp Tuần, Triệt án ngữ thì người này có phú quý như cách Thái Dương vượng hay miếu địa. Nếu thêm Hóa Kỵ đồng cung thì càng rực rỡ hơn nữa.
5. Ý nghĩa phúc thọ, tai họa:
Bệnh tật, tai họa chỉ có khi:
– Thái Dương bị sát tinh (Kình Đà Không Kiếp Riêu Hình Kỵ) xâm phạm dù là miếu địa.
– Ngoài ra, có thể bị tật về mắt hay chân tay hay lên máu
– phải bỏ làng tha phương mới sống lâu được
Riêng phái nữ, còn chịu thêm bất hạnh về gia đạo như: muộn lập gia đình, lấy lẽ, lấy kế, cô đơn, khắc chồng hại con.
6. Ý nghĩa của thái dương và một số sao khác:
– Nhật Đào Hồng Hỷ (tam minh): hiển đạt.
– Nhật Khoa Quyền Lộc (tam hóa): rất quý hiển, vừa có khoa giáp, vừa giàu có, vừa có quyền tước
– Nhật sáng Xương Khúc: lịch duyệt, bác học.
– Nhật sáng Hóa Kỵ: làm tốt thêm.
– Nhật Cự ở Dần: giàu sang hiển vinh ba đời
– Nhật (hay Nguyệt) Tam Hóa, Tả Hữu, Hồng, Khôi: lập được kỳ công trong thời loạn
– Nhật, Tứ linh (không bị sát tinh): hiển hách trong thời bình.
– Nhật hãm sát tinh: trai trộm cướp, gái giang hồ, suốt đời lao khổ, bôn ba, nay đây mai đó.
– Nhật Riêu Đà Kỵ (tam ám): bất hiển công danh
– Nhật hãm gặp Tam Không: phú quý nhưng không bền
Nhật Nguyệt bao giờ cũng liên hệ nhau mật thiết vì thường ở vị trí phối chiếu hoặc đồng cung ở Sửu Mùi. Hai sao này tượng trưng cho hai ảnh hưởng (của cha, của mẹ), hai tình thương (cha, mẹ), hai nhân vật (cha mẹ hoặc chồng vợ), hai dòng họ (nội, ngoại).
7. Ý nghĩa của thái dương ở các cung:
– Cung Mệnh có Nhật sáng sủa tọa thủ rất tốt nhưng còn kém hơn cung Mệnh được Nhật sáng sủa hội chiếu với Nguyệt. Nếu giáp Nhật, Nguyệt sáng cũng phú hay quý.
+ Các cách tốt của Nhật, Nguyệt:
– Nhật ở Ngọ, Tỵ, Thìn, Mão (biểu tượng của Sấm Sét): đều tốt về nhiều phương diện.
– Mệnh ở Sửu được Nhật ở Tỵ, Nguyệt ở Dậu chiếu: phú quý tột bậc, phúc thọ song toàn, phò tá nguyên thủ.
– Mệnh ở Mùi được Nhật ở Mão, Nguyệt ở Hợi chiếu: ý nghĩa như trên
– Mệnh vô chính diệu được Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: người rất thông minh, học 1 biết 10, nếu có Tuần Triệt thủ mệnh thì càng rực rỡ hơn nữa.
– Mệnh ở Thìn có Nhật gặp Nguyệt ở Tuất xung chiếu hay ngược lại: suốt đời quý hiển, duy trì địa vị và tiền tài lâu dài.
– Mệnh ở Sửu hay Mùi Ngọ Nhật Nguyệt Triệt hay Tuần: cũng rất rạng rỡ tài, danh, phúc thọ.
+ Các cách trung bình của Nhật Nguyệt:
– Mệnh ở Sửu Mùi gặp Nhật Nguyệt đồng cung: no cơm ấm áo nhưng không hiển đạt lắm.
– Mệnh có Nhật ở Hợi gặp Cự ở Tỵ xung chiếu: công danh tiền bạc trắc trở buổi đầu, về già mới khá giả.
+ Các cách xấu của Nhật, Nguyệt:
– Nhật ở Mùi Thân: không bền chí, siêng năng buổi đầu về sau lười biếng, trễ nải, dở dang
– Nhật ở Tý: người tài giỏi nhưng bất đắc chí (trừ ngoại lệ đối với tuổi Bính Đinh thì giàu sang tín nghĩa)
– Nhật Tuất Nguyệt Thìn: rất mờ ám. Cần gặp Tuần Triệt án ngữ hay Thiên Không đồng cung mới sáng sủa lại.
– Nhật Nguyệt hãm gặp sát tinh: trộm cướp, dâm đãng, lao khổ, bôn ba.
– Nhật, Đồng, Quang, Mã, Nguyệt Đức: có nhiều vợ hiền thục
– Nhật, Nguyệt miếu địa: sớm có nhân duyên
– Nhật Xương Khúc: chồng làm quan văn
– Nguyệt Xương Khúc: vợ học giỏi và giàu
– Nhật ở Tý: con cái xung khắc với cha mẹ
– Nhật, Nguyệt, Thai: có con sinh đôi
– Nhật Nguyệt Tả Hữu Vượng: triệu phú
– Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu: rất giàu có
– Nhật Nguyệt hãm gặp Đà Kỵ: mù mắt, què chân, khản tiếng.
– Nhật Nguyệt Tam Hóa: phú quý quyền uy, người ngoài hậu thuẫn kính nể, giúp đỡ, trọng dụng
– Nhật Nguyệt sáng gặp Tả Hữu Đồng Tướng: được quý nhân trọng dụng, tín nhiệm
– Nhật Nguyệt sáng: người dưới, tôi tớ lạm quyền
– Nhật, Nguyệt hãm: tôi tớ ra vào luôn, không ai ở
– Nhật Nguyệt gặp Tuần Triệt: cha mẹ mất sớm
– Nhật Nguyệt đều sáng sủa: cha mẹ thọ
– Nhật sáng, Nguyệt mờ: mẹ mất trước cha
– Nhật mờ, Nguyệt sáng: cha mất trước mẹ
– Nhật Nguyệt cùng sáng: sinh ban ngày – mẹ mất trước, sinh ban đêm – cha mất trước
– Nhật Nguyệt cùng mờ: sinh ban ngày – cha mất trước, sinh ban đêm – mẹ mất trước
– Nhật Nguyệt đồng cung ở Sửu Mùi: không gặp Tuần, Triệt án ngữ: sinh ngày – mẹ mất trước, sinh đêm – cha mất trước; gặp Tuần, Triệt án ngữ: sinh ngày – cha mất trước, sinh đêm – mẹ mất trước.
– Nhật sáng: hoạnh phát danh vọng, tài lộc
– Nhật mờ: đau yếu ở 3 bộ phận của Thái Dương, hao tài, sức khỏe của cha/chồng suy kém. Nếu gặp thêm Tang, Đà, Kỵ nhất định là cha hay chồng chết.
– Nhật Riêu Đà Kỵ: đau mắt nặng, ngoài ra còn có thể bị hao tài, mất chức.
– Nhật Kình Đà Linh Hỏa: mọi việc đều trắc trở, sức khỏe của cha/chồng rất kém, đau mắt nặng, tiêu sản
– Nhật Kỵ Hình ở Tý Hợi: mù, cha chết, đau mắt nặng.
– Nhật Nguyệt Không Kiếp chiếu mà Mệnh có Kình Đà: mù hai mắt
(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thái dương quyển (tiếng Anh: heliosphere) là từ quyển, astrosphere, và lớp khí quyển ngoài cùng của Mặt Trời, được lấp đầy bằng gió plasma Mặt Trời và kéo dài xấp xỉ khoảng 20 lần bán kính Mặt Trời ra các mép phía ngoài của Hệ Mặt Trời. Biên giới phía trong của nó được xác định là lớp mà tại đó dòng gió Mặt Trời trở nên superalfvénic—có nghĩa là nơi dòng chảy trở nên nhanh hơn tốc độ của sóng Alfvén.[1] Sự nhiễu loạn và các lực động lực học bên ngoài biên giới này không thể ảnh hưởng tới hình dạng của quầng Mặt Trời bên trong, bởi thông tin chỉ có thể di chuyển với tốc độ của các sóng Alfvén. Gió Mặt Trời đi ra bên ngoài liên tục xuyên qua thái dương quyển, hình thành nên trường điện từ Mặt Trời bên trong hình dạng xoắn ốc, cho tới khi nó va chạm với nhật mãn với khoảng cách hơn 50 AU từ Mặt Trời. Tháng 12 năm 2004, tàu vũ trụ Voyager 1 đã vượt qua một dải chấn được cho là một phần của nhật mãn. Cả hai tàu Voyager đều ghi nhận mức độ hạt năng lượng cao khi chúng tiếp cận biên giới.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Warning, content may be outdated
Đường Thái Dương được kể như là một trong những đường trọng yếu của bàn tay. Đường nầy cũng rất ít gặp trong bàn tay, chỉ tới 45 Phần 100 bàn tay có đường Thái Dương mà thôi. Tuy nhiên một bàn tay mà nhiều đường Thái Dương có thể người sẽ tranh đấu vất vả cố gắng quá mức để không gặt hái được thành công bảo đảm. Do đó đường Thái Dương cũng gọi là Đường Thành Công. Đường nầy phát nguồn từ cườm tay, trên đường Sanh Đạo, hoắc trong gò Thái âm chạy thang lên ngón áp út. Nó xác định sự thành công của một đời người, bất cứ trên phương điện nào, nhất là về tiền tài.
Chiều dài và hình thức tốt xấu của đường Thái Dương là một trọng tâm quan hệ trong việc nghiên cứu về đường Thái Dương, chứng tỏ một cách rõ ràng sự có mặt của đường
Thái Dương trên bàn tay là điều tối cần. Cù lao chẳng hạn, sẽ làm mất đi giá trị hay làm chậm lại một phần, thời gian ảnh hưởng của đường Thái Dương. Những đoạn gãy trong đường Thái Dương sẽ gây khó khăn cho đường này và làm gián đoạn sự may mắn trong giai đoạn đoạn gãy. Chữ thập làm ngưng trệ sự lên hương trong cuộc đời.
Đường Thái Dương càng dài, sự "hên" càng bền chặt.
Cũng có đường Thái Dương có một hình thức như là một đường phụ của đường Thổ tinh (hay đường Định Mạng cũng thế). Khoảng nào đường Thổ tinh mở thì đường Thái Dương đậm và ngược lại, đường Thổ Tinh rõ ràng thì đường Thái Dương gần như lặn mất.
Đường Thái Dương luôn luôn chảy lên chiều hướng của ngón áp út, mặc dầu không phải đường Thái Dương nào cũng có thể chấm được thân dưới của ngón nầy. Một đường Thái Dương đều đặn, rõ ràng và sâu tại khoảng chấm dứt của nó, chứng tỏ sự thành công sẽ tới tấp đến trong lúc tuổi về già. Càng lớn tuổi, thành công càng to tát.
Nếu đường Thái Dương lặn hoặc chấm dứt trước khi đếøn gò Thái Dương, cuộc đời sẽ kết thúc bằng những hoàn cảnh não nề, không những ảnh hưởng đến chiều "xuống" của tiền tài, mà lắm lúc còn cả đến hạnh phúc gia đình, hay hạnh phúc cá nhân.
Đường Thái Dương lu mờ ở phần chầm dứt, người sẽ gặp trường hợp bi đác trong lúc tuổi về già.
Nếu phần chấm dứt của đường Thái Dương gặp một dấu vết gì nó sẽ liên hệ đến trọn một đường Thái Dương.
Một khoảng cách chắn ngang đường Thái Dương ở phần chấm dứt xác nhận một sự bất hạnh không vượt qua nổi trong lúc lớn tuổi. Nếu đường Thái Dương lu mờ trong khoảng tuổi độ 50 khoảng cách này sẽ chứng tỏ một sự bệnh hoạn làm trở ngại đà đang lên của người.
Một chữ thập xuất hiện ở phần chấm dứt của đường Thái Dương chứng tỏ tánh táo bạo có thể dẫn đến điều không hay cho cuộc đời lúc sắp kết thúc. Trường hợp nầy cần quan sát kỹ đường Trí. Đạo vì nó có thể gia tăng hoặc chế giảm một cách có hiệu quả trường hợp trên.
Một cù lao ở phần chấm đứt của đường Thái Dương sẽ làm cho đường này bị ảnh hưởng nặng nề, người có thể mất sức khỏe hoặc tiêu tan phẩm giá.
Trở lên là hầu hết các điểm xấu có thể xảy ra ở phần kết thúc của đường Thái Dương.
Giờ đây đến lượt những điểm đáng được xem là khả quan, đó là một hình tam giác, một nhánh ba, hay hơn nữa, một ngôi sao.
Một ngôi sao xuất hiện ở phần chấm đứt của đừờng Thái Dương chứng tỏ một sự thành công chắc chắn, không sai chạy. Người tự nhiên sẽ gặp những việc may mắn bất ngờ tới tấp đến không thể tưởng tượng được, để góp phần vào sự thành tựu của sự nghiệp, nhứt là về tiền tài.
Một hình chữ nhựt luôn luôn là một sự ngăn chặn các điểm xấu trong trọn một đường Thái Dương.
Đường Thái Dương chấm dứt bằng một nhánh hai, không phải là một dấu hiệu khả quan. Nó có thể gây tai hại đến tiêu tan sự nghiệp. Nhưng nếu là thanh ba, thật rõ, giá trị của nó có thể so sánh với một ngôi sao, người sẽ gặt hái kết quả tới tấp về mọi phương tiện, tiền, tình và danh dự. Một ngôi sao, cũng như một nhánh ba, nếu là bàn tay của nhà mỹ thuật, thì đó là một điều vạn hạnh, không gì ngăn cản được sự lên hương của người trên đường nghệ thuật.
Cũng có thể đường Thái Dương không chấm dứt ở ngón áp út mà rẽ sang ngón tay Thổ Tinh, hoặc gò Thủy Tinh. Trường hợp này gò Thổ Tinh sẽ tăng cường sự khôn ngoan cho bàn tay, hoặc gò Thủy Tinh sẽ đem lại kết quả thiết thực.
Những nhánh tủa ra từ đường Thái Dương đều có những giá trị tuyệt đối. Nó rẽ về thân trên, là hình thức khả quan. Tùy theo chiều hướng và vi trí chấm dứt của những nhánh này mà xác định giá trị của nó.
Những nhánh rẽ về thân dưới, hoặc những hàng rào là triệu chứng cần tập trung ý chí hay khả năng đề thu thập những lợi lộc do một đường Thái Dương tốt mang đến.
Chót hết là phần là giá trị của một đường Thái Dương thuần túy.
Dĩ nhiên đường Thái Dương tốt khi nó rõ ràng, sâu đậm và có màu sắc tươi tốt.
Một đường Thái Dương rộng, nhưng không được sâu, chứng tỏ sự thành công không được rõ ràng lắm trên đường nghệ thuật.
Một đường Thái Dương hình lòi tói, nhứt là đường nầy không được đậm, chứng tỏ một sự thành công giả tạo. Người có tánh khoa trương tài ba của mình, nhưng kỳ thật tài ba đó không hẳn có. Nếu không nói là sự khoa trương ấy đều tự dối mình cũng như dối người.
Một đường Thái Dương dợn sóng, chứng tỏ sự do dự, chần chờ thiếu quyết định, có thể đưa đến một kết quả không hay.
Nơi phát nguồn của đường Thái Dương sẽ làm lệch lạc một phần ý nghĩa của nó.
Nếu nó phát nguồn từ gò Thái Âm (hình bên cạnh) người rất giàu tưởng tượng khi phô bày ý chí. Đường Thái Dương với hình thức này là một điểm tuyệt vời cho những nhà văn, diễn viên và ca sĩ.
Một đường Thái Dương thật dài, nghĩa là nó phát nguồn từ cườm tay và chảy lên tận gò Thái Dương, người suốt đời sẽ gặp may mắn.
Nếu đường Thái Dương phát nguồn ở thân dưới lòng bàn tay và chấm dứt rất sớm, những sự may mắn trong tuổi thanh xuân gần như bị lãng phí.
Một đường Thái Dương phát nguồn từ đường Sanh Đạo, dĩ nhiên là người sẽ thành công trên đường nghệ thuật. Hình thức đường nầy càng dài, sự thành công càng trễ.
Nửa đường Thái Dương phát nguồn từ đường Định Mạng, thành công sẽ do chính thực tài của mình và chắc chắn sẽ thành công.
Nó bắt nguồn từ đường Trí Đạo, người sẽ thành công với trí óc của mình. Sự thành công sẽ đi đôi, tiền nhiều danh vọng to.
Nó phát nguồn từ đường Tâm Đạo, người sẽ gặt hái được kết quả khả quan nhờ sự kết hợp với người khác phái, chẳng hạn như một cuộc hôn nhân, sẽ đem lại cho chàng trai hay cô gái hạnh phúc tràn đầy, tiền cũng như tình. Luôn luôn hình thức này được xác nhận rõ ràng ở phần chấm dứt của đường Thái Dương.
Cũng có vài trường hợp có sự lấn áp nhau giữa 2 đường Thái Dương và Thổ Tinh tức là đường Định Mạng. Trường lợp này có thể giải quyết một cách rõ ràng giá trị riêng biệt của 2 đường. Đường Định Mạng xác nhận sự nghiệp cá nhân trên thực tế. Đường Thái Dương chỉ định sự may mắn hay tình cờ sự nghiệp cá nhân sẽ được thành công viên mãn.
Để chấm dứt phần nghiên cứu về đường Thái Dương, có thể xác định là đường Thái Dương biểu lộ rõ ràng sự thành công chắc chắn về tiền tài cũng như về danh dự.
Riêng về tác giả của quyền sách này là Bác si J. Ranald, tuy phải xác nhận một kết luận như trên, nhưng thật ra Bác sĩ vẫn chưa được hài lòng vì có thể nói là một sự xác định hoang đường hơn là Khoa học.
Cho nên tác giả, trong mấy mười năm lặn lội tìm một kết luận khoa học cho vấn đề này, tác giả thử không quan tâm đến sự có mặt cửa đường Thái Dương trên bàn tay, để tập trung ý chí trong việc tìm tòi những giá trị của các đường khác, có thể bất chấp giá trị của các đường Thái Dương.
Chung cuộc rồi, kinh nghiệm đã đem lại cho tác giả, Bác-sĩ J. Ranald thấy rằng, trên cả mấy trăm ngàn bàn tay mà Bác-sĩ đã có dịp phân tách, bàn tay nào vắng đường Thái Dương là bàn tay ấy gần như phải chịu lùi bước trước mọi khó khăn, mọi trở ngại, dù rằg trong những bàn tay ấy có những đường chỉ, những ấn tượng thật tốt và thật khả quan.