Ngày 18/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí"; "Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Đại án Xuyên Việt Oil: Truy tố 15 bị can
Chiều 18/9, VKSND Tối ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án Xuyên Việt Oil về các tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
- Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương);
- Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công Thương);
- Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Lộc An (cựu Vụ phó Thị trường trong nước, Bộ Công Thương);
- Lê Duy Minh (cựu Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Cục trưởng Thuế Thành phố Hồ Chí Minh);
- Đặng Công Khôi (cựu Cục phó Quản lý giá, Bộ Tài chính);
- Phan Kiến Anh (cựu Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn).
- Nguyễn Văn Thắng (nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil);
- Vũ Trung Thành (nguyên Giám đốc Viettinbank - chi nhánh Thanh Xuân);
- Đinh Tiến Dũng (Kế toán trưởng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil);
- Nguyễn Tấn Long (Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil);
- Đồng Xuân Dũng (lao động tự do).
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn có nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi của Bộ và Bộ trưởng được quy định tại luật Tổ chức Chính phủ, quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, công tác tổ chức cán bộ; công tác thi đua, khen thưởng; công tác pháp chế, nhiệm vụ cải cách hành chính, công tác thanh tra; báo chí, truyền thông giáo dục.
Bộ trưởng cũng trực tiếp phụ trách đơn vị Vụ Tổ chức cán bộ; phụ trách theo dõi chung các thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng cũng phụ trách chỉ đạo hoạt động liên quan đến các Ban chỉ đạo, Ủy ban, hội đồng, hội, hiệp hội, quỹ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
Là chủ tài khoản số 1 của Bộ; thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Chính phủ và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT có 4 Thứ trưởng. Quyết định này phân công nhiệm vụ cụ thể từng Thứ trưởng như sau:
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phụ trách các lĩnh vực: giáo dục đại học, ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm định chất lượng giáo dục đại học; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của Bộ.
Thứ trưởng Sơn cũng phụ trách công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng chứng chỉ...
Tân Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi được giao phụ trách các lĩnh vực: giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; giáo dục dân tộc.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi cĩng phụ trách công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.
Ngoài ra, bà Chi sẽ chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; giúp Bộ trưởng chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phụ trách các lĩnh vực Khoa học công nghệ và môi trường; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công...
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phụ trách các lĩnh vực: giáo dục phổ thông; giáo dục thường xuyên; kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia và quốc tế; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; kế hoạch tài chính ngành; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất và thiết bị trường học; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xã hội hóa giáo dục; xuất bản, chuyển đổi số...
Ông Thưởng sẽ chỉ đạo tổng hợp nhu cầu đầu tư, phân bổ vốn hằng năm; chỉ đạo hoạt động của tổ công tác của bộ về giải ngân các nguồn vốn; quản lý chung công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư, công tác đấu thầu.
Cụ thể, tại Quyết định số 993/QĐ-TTg ngày 17/9/2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Huỳnh Quang Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1541-QĐ/UBKTTW ngày 26/6/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tại Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 17/9/2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1543-QĐ/UBKTTW ngày 26/6/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tại Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 17/9/2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1544-QĐ/UBKTTW ngày 26/6/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tại Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 18/9/2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với bà Vũ Thị Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1542-QĐ/UBKTTW ngày 26/6/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Các quyết định trên có hiệu lực từ ngày ký.
* Trước đó, tại Kỳ họp 42 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Tài chính, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Ban cán sự đảng Bộ Tài chính đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Tài chính và một số tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước và tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách về phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó có các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn An Đông; trong quản lý nhà nước về ngân sách có liên quan đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái AIC.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư trái phiếu, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và trật tự an toàn xã hội, gây dư luận xấu, bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Trách nhiệm chính đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhân sự: Ông Võ Thành Hưng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng; các ông, bà nguyên Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng: Huỳnh Quang Hải, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Vũ Thị Mai và một số tổ chức Đảng, đảng viên khác.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật: Cảnh cáo ông Huỳnh Quang Hải; khiển trách ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, ông Võ Thành Hưng và bà Vũ Thị Mai,.
Trong số 15 bị can vụ Xuyên Việt Oil bị truy tố, ông Đỗ Thắng Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương và ông Nguyễn Lộc An, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đều bị truy tố tội Nhận hối lộ.
Điều đáng chú ý, trong phần lý lịch các bị can, VKSND Tối cao nêu rõ nhân thân ông Đỗ Thắng Hải và Nguyễn Lộc An từng phải nhận án tù.
Cụ thể, năm 1988, bị can Đỗ Thắng Hải (SN 1963, tại Hải Phòng, thường trú tại phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) từng bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội Đầu cơ. Tội phạm và hình phạt quy định tại Điều 165 BLHS năm 1985. Thời gian thử thách cho mức án tù trên là 4 năm.
Trong khi đó, nhắc đến nhân thân của ông Nguyễn Lộc An, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, cáo trạng nêu: Năm 2002, ông Nguyễn Lộc An bị TAND tỉnh Lạng Sơn xét xử và tuyên mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội Trốn thuế, theo Điều 161 BLHS năm 1999. Sau đó, xét xử phúc thẩm, ông Lộc nhận án 3 năm tù.
Cáo trạng xác định, cả hai bị can trên đều đã được xóa án tích.
Phân tích tình huống pháp lý nêu trên, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng: Pháp luật Việt Nam quy định, người đã xóa án tích thì coi như chưa từng phạm tội. Họ được tái hòa nhập cộng đồng, tạo cơ hội việc làm và được đối xử bình đẳng.
Theo luật sư, quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, ngoài việc thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội, chứng minh các dấu hiệu cấu thành tội phạm làm căn cứ buộc tội đối với người phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng còn phải thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh các yếu tố quyết định đến hình phạt, trong đó có yếu tố nhân thân.
Với những người có tiền án (từng bị kết án mà chưa xóa án tích), họ sẽ được xác định là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Với những người phạm tội đã từng bị kết án nhưng đã được xóa án tích mà tiếp tục phạm tội, họ sẽ được xác định là nhân thân xấu.
Người có nhân thân xấu mức hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn đối với người có nhân thân tốt. Bởi vậy, việc thu thập lý lịch tư pháp của bị can, làm rõ nhân thân của bị can là một trong những nhiệm vụ của cơ quan điều tra và VKS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Tiến sĩ Đặng Văn Cường cho rằng, những cán bộ, đảng viên, những người có chức vụ quyền hạn, thường là những người có lý lịch trong sạch. Những người có nhân thân xấu, lý lịch không trong sạch thường ít có cơ hội được tuyển dụng, bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước.
Quá trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, bổ nhiệm cán bộ cũng xem xét đến yếu tố nhân thân, quá trình công tác và những đóng góp của cán bộ đó. Chính vì vậy, trong vụ án này, nhiều người khá bất ngờ khi có một số bị can có chức vụ quyền hạn cao mà lại có nhân thân xấu.
Tiến sĩ Đặng Văn Cường đặt vấn đề cần làm rõ công tác cán bộ trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ trên.
Theo cáo buộc, ông Nguyễn Lộc An đã nhận hối lộ từ Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil Mai Hồng Hạnh tổng số tiền 400 triệu đồng cùng chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe.
Trong khi đó, ông Đỗ Thắng Hải bị cáo buộc đã ký cấp giấy phép số 55 ngày 19/11/2021 cho Công ty Xuyên Việt Oil. Vài ngày sau, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận hối lộ 50.000 USD (tương đương hơn 1,2 tỷ đồng) của bà Hạnh tại phòng làm việc của mình.