(LĐTĐ) Đầu giờ chiều nay (11/12), giá vàng thế giới đã trở lại ngưỡng 2.710 USD/ounce. Giá vàng thế giới tăng mạnh đã kéo giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước tăng mạnh.
Không còn là thị trường dễ tính
Thị trường 1,4 tỷ dân của Trung Quốc đầy sức hấp dẫn với mọi nhà xuất khẩu nhưng không còn dễ tính, theo các doanh nghiệp. Gần đây, họ đưa ra nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng cho hàng Việt.
Đầu năm ngoái, hàng nghìn xe container nông sản ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc khi Trung Quốc siết các biện pháp kiểm dịch hàng hóa. Gần đây, tôm hùm bông Việt Nam bị ngưng xuất sang nước này do các quy định mới về chất lượng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc.
"Hàng chất lượng thấp đang dần không còn "cửa". Trung Quốc kiểm soát chặt từ thuốc bảo vệ thực vật tới kích cỡ, trọng lượng không thua kém gì Nhật, nên Việt Nam muốn chiếm lĩnh thị trường này cần nâng cao chất lượng", Bầu Đức nói.
Sau một thời gian xuất hàng chính ngạch sang đây, ông cho biết, hàng bán vào các đô thị lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh phải đạt tiêu chuẩn ngang thế giới.
Chưa kể, giá bán sang Trung Quốc rẻ hơn và biến động theo tuần hoặc quý, nên biên lợi nhuận thấp hơn so với Mỹ và Nhật Bản. "Lợi nhuận thu được từ xuất một container sang Mỹ bằng 10 container nông sản sang Trung Quốc", ông Tùng của Vina T&T ví von.
Thị trường này cũng có nhiều rào cản, như hạ tầng biên giới, nhất là thương mại thiếu, yếu. Hàng nông, thủy sản chủ yếu xuất bán theo đường tiểu ngạch, số lượng, chất lượng và giá thiếu ổn định.
Khó khăn nữa là các cửa khẩu chính, phụ vẫn hoạt động theo lối truyền thống. Việc nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu chưa theo kịp nhu cầu thương mại do những quy định còn khác nhau giữa hai nước. Hàng Việt sang Trung Quốc gặp trở ngại về kiểm nghiệm, truy xuất nguồn gốc bao bì, giấy chứng nhận với nông sản, thực phẩm.
Chẳng hạn, trái cây sang Trung Quốc hiện chủ yếu vận chuyển qua cửa khẩu đường bộ, chưa tận dụng tuyến đường sắt qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu. Hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt qua nước này thấp, hơn 1.000 tấn mỗi ngày.
Ông Đặng Phúc Nguyên cũng cho rằng, việc Trung Quốc siết tiểu ngạch và chuyển hướng sang chính ngạch khiến "cửa" xuất nông sản bị siết khi phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường, bao bì đóng gói...
Ngoài ra, Việt Nam cũng cạnh tranh quyết liệt với hàng nội địa Trung Quốc và các nước lân cận. Ông phân tích, trước đây các loại rau quả nhiệt đới như thanh long chỉ Việt Nam có, nay Trung Quốc đang vượt sản lượng và bán với giá rẻ. Hay sầu riêng Việt - trái cây chiếm thị phần lớn thứ hai tại Trung Quốc, sau Thái Lan - cũng đang phải cạnh tranh từ Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Để tận dụng cơ hội, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, các doanh nghiệp Việt phải cùng nhau thay đổi, tổ chức lại sản xuất, vùng trồng và chế biến. Tức là, nhà sản xuất cần bỏ suy nghĩ Trung Quốc dễ tính, và xác định đây là thị trường tiêu chuẩn cao, kiểm soát khắt khe để sản xuất "chuẩn" về chất lượng. Doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần chuyển nhanh từ xuất tiểu ngạch sang chính ngạch, cập nhật thị hiếu mới của Trung Quốc.
Về phần mình, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói dù ngày một nhiều thách thức, họ vẫn không bỏ một thị trường như Trung Quốc.
"Nhiều lần gặp khó nhưng tôi vẫn tìm cách xuất hàng sang bằng nhiều phương án. Trung Quốc đang dẫn đầu về xuất khẩu nông sản của công ty, tăng 30% trong 10 tháng qua. Trong đó, sầu riêng là mặt hàng được giá nhất", ông Nguyễn Khắc Huy kể.
Vina T&T của ông Nguyễn Đình Tùng cũng có kế hoạch mở rộng thị phần tại Trung Quốc. Theo ông Tùng, nếu xuất với số lượng lớn lãi thu được sẽ cao, thậm chí, nông dân Việt Nam sẽ giàu lên và hưởng lợi nhiều nhất từ thị trường này.
Ông dẫn chứng, một hợp tác xã có 20 hộ trồng sầu riêng đạt chuẩn, xuất hết sang Mỹ là khó vì sản lượng đặt hàng của nước này thấp. Nhưng đơn hàng từ Trung Quốc, ngoài thu mua từ 20 hộ, "cả làng trồng sầu riêng" đều bán được hàng giá tốt.
Thi Hà - Hoài ThuĐồ hoạ: Đỗ Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng số lượng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là 44 thị trường trong đó xuất khẩu là 27 thị trường, nhập khẩu là 17 thị trường (tăng 2 thị trường xuất khẩu và 4 thị trường nhập khẩu so với năm 2012). Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của nhóm các thị trường này chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu và 88% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Trong nhóm các thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD nêu trên, có 3 thị trường xuất khẩu trên 10 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước) là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và 3 thị trường nhập khẩu trên 10 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 52% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước) là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong năm 2013 của Việt Nam đối với các thị trường này, cụ thể như sau:
Thị trường Trung Quốc: Đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2013 lên tới 50,2 tỷ USD (tăng 22,0% so với năm 2012) trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 13,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,0% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 7,0% so với năm 2012; nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc là 36,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng mạnh so với năm 2012 (khoảng 28,4%).
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nông - lâm - thủy sản, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 15,9%; nhóm hàng dệt may, giày dép các loại, chiếm gần 13,0%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, chiếm khoảng 10,0%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác. Ngược lại, phần lớn nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam lại được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong năm 2013, nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này; tiếp theo là nhóm nguyên phụ liệu dệt may da giày chiếm 15%; nhóm điện thoại các loại và linh kiện chiếm 15%; nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12%; nhóm sắt thép các loại và sản phẩm chiếm 9%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác.
Tính cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Cán cân thương mại của Việt Nam đối với thị trường này vẫn trong xu hướng thâm hụt lớn do sự chênh lệch về tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng đáng kể. Cụ thể như năm 2013, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 28,4% trong khi xuất khẩu chỉ tăng 7,0% nên mức nhập siêu đối với thị trường này đã lên tới 23,8 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2012 (khoảng 44,5%).
Thị trường Nhật Bản: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2013 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2012. Tuy nhiên, nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các năm trước thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2013 của Việt Nam tại thị trường này là không đáng kể (năm 2010 tăng 23%, năm 2011 tăng 40% và năm 2012 tăng 21%).
Tính đến hết năm 2013, các nhóm hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là hàng dệt may đạt 2,4 tỷ USD (tăng 20,7% so với năm 2012); dầu thô đạt 2,1 tỷ USD (giảm 16,4%); linh kiện ô tô đạt 1,8 tỷ USD (tăng 8,5%); máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng đạt 1,2 tỷ USD (giảm 1,4%), v.v...
Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản chỉ tăng nhẹ so với năm 2012 (khoảng 0,1%) trong khi năm 2010 tăng 20,7%, năm 2011 tăng 15,4% và năm 2012 tăng 11,6%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ Nhật Bản năm 2013 là 11,6 tỷ USD trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng là gần 3,0 tỷ USD (giảm 12,3% so với năm 2012); máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện là 1,8 tỷ USD (tăng 7,4%); sắt thép các loại là 1,6 tỷ USD (tăng 5,9%); sản phẩm từ chất dẻo là 625 triệu USD (giảm 3,4%), v.v...
Thị trường Hàn Quốc: Vị thế của Hàn Quốc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định khi quốc gia này luôn là một đối tác quan trọng và mang tầm chiến lược của Việt Nam. Trong các năm 2011, 2012 và năm 2013, Hàn Quốc luôn là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 4 của các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi đó ở chiều ngược lại, Hàn Quốc là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 2 của các doanh nghiệp Việt Nam. Về tổng thể, trong năm 2013, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, cụ thể xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 6,6 tỷ USD và nhập khẩu là 20,7 tỷ USD, tăng 18,8% về xuất khẩu và 33,2% về nhập khẩu so với năm 2012.
Các nhóm hàng Việt Nam xuất sang Hàn Quốc chủ yếu là sản phẩm dệt may đạt 1,6 tỷ USD (tăng 53,5% so với năm 2012); dầu thô đạt 725 triệu USD (giảm 9,3%); hàng thủy sản đạt 512 triệu USD (tăng 0,5%), v.v… Trong khi đó, những nhóm hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch là 5,1 tỷ USD (tăng 54,7%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng là 2,8 tỷ USD (tăng 61,7%); điện thoại các loại và linh kiện là 2,2 tỷ USD (tăng 65,6%); vải các loại là 1,7 tỷ USD (tăng 21,5%), v.v...
Thị trường Hoa Kỳ: Kết thúc năm 2013, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với giá trị tuyệt đối gần 18,7 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt tốc độ tăng là 21,4% so với năm 2012 với kim ngạch lên tới 23,9 tỷ USD (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), nhập khẩu là 5,2 tỷ USD, tăng 8,3%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2013 là hàng dệt may đạt 8,6 tỷ USD (tăng 15,5% so với năm 2012); giày dép các loại đạt 2,6 tỷ USD (tăng 17,3%); sản phẩm gỗ đạt gần 2,0 tỷ USD (tăng 12,2%); máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,5 tỷ USD (tăng 57,6%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 1,0 tỷ USD (tăng 7,1%), v.v... Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này năm 2013 cũng đạt hơn 2,6 tỷ USD (tăng 15,1%). Hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm này xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều tăng trưởng dương cụ thể là thủy sản (tăng 25,3%), rau quả (tăng 29,1%), hạt điều (tăng 32,8%), chè (tăng 31,5%), cao su (tăng 1,9%), v.v… trừ cà phê (giảm mạnh 34,2%).
Trong năm qua, có 13 nhóm hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt kim ngạch trên 100 triệu USD với tổng kim ngạch là hơn 4 tỷ USD, chiếm 77% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ. Đứng đầu là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng với 778 triệu USD (tăng 4,4%); máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 576 triệu USD (giảm 41,5%), v.v...
Ngoài 4 thị trường chính nêu trên, các nước trong khu vực EU và khu vực ASEAN cũng đều là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.
Khu vực EU tiếp tục là khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013 với tổng kim ngạch 24,3 tỷ USD, tăng mạnh,8% và chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhập khẩu hàng hóa từ các nước trong khu vực này năm 2013 có kim ngạch là 9,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2012. Các thị trường Đức, Anh, Hà Lan, I-ta-li-a, Pháp, Tây Ban Nha, Áo và Bỉ là 8 thị trường lớn nhất thuộc EU nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 8 thị trường này đạt 11,1 tỷ USD, chiếm 87,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực EU.
Đối với khu vực ASEAN, xuất nhập khẩu của Việt Nam và ASEAN năm 2013 đạt tốc độ tăng trưởng dương nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2012. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường này năm 2013 là 18,47 tỷ USD, tăng 4,4% và nhập khẩu là 21,64 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2012. Tại khu vực ASEAN, 6 thị trường Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan là 6 thị trường mà Việt Nam đã xuất khẩu trên 1 tỷ USD, lần lượt tương ứng với các mức kim ngạch 2,9 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 4,9 tỷ USD; 1,7 tỷ USD; 2,7 tỷ USD và 3,1 tỷ USD. 6 thị trường này cũng là các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu trên 1 tỷ USD trong năm qua.