Điện thoại các loại và linh kiện
Một số điều chỉnh chính sách trong năm 2021
Từ ngày 30 tháng 6 năm 2021, tất cả hàng hóa là thực phẩm phải được nhập khẩu bởi một nhà nhập khẩu đã đăng ký với Bộ Các ngành cơ bản (MPI) của New Zealand. Các nhà nhập khẩu chưa đăng ký sẽ không thể nhập khẩu vào New Zealand cho đến khi có được chứng nhận đăng ký nhà nhập khẩuNgoài ra, ngày 17 tháng 12 năm 2021, MPI ban hành bộ tiêu chuẩn về sức khỏe nhập khẩu đối với hàng nông sản nhập khẩu vào New Zealand có hiệu lực từ này 10 tháng 01 năm 2022, những quy định chi tiết về lấy mẫu, kiểm tra trước khi xuất khẩu, bao bì, giấy chứng nhận, v.v để được thông quan cho trái cây tươi và rau quả nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ngành dịch vụ logistics đóng góp không nhỏ trong việc đạt được các kết quả quan trong xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn cố gắng duy trì được chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp logistics đã phối hợp, chia sẻ với các doanh nghiệp sản xuất tìm ra các giải pháp, chiến lược tối ưu trong hoạt động logistics, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.Hiện nay, nhiều cơ sở hạ tầng, trung tâm logistics hiện đại, dịch vụ vận tải, kho bãi, và giao nhận cũng đã được đầu tư, xây dựng, áp dụng những công nghệ tiên tiến, góp phần vào việc tháo gỡ, vận chuyển và lưu thông hàng hóa được thông suốt. Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics.Chi tiết Báo cáo xuất nhập khẩu 2021.
Trong khi đó, việc trồng lúa mới chiếm 10% diện tích đất canh tác và cung cấp 15% sản lượng lương thực của châu Phi. Cộng với năng suất thấp, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu nên hàng năm châu Phi phải nhập khẩu từ 8 -10 triệu tấn gạo, trị giá từ 8 - 9 tỷ USD. Gạo ngày càng trở thành loại lương thực quan trọng nhất của người dân châu Phi và với số dân hơn 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi ngày càng gia tăng. Mặt khác, giá gạo hiện giờ không còn quá cao so với mặt thu nhập của đại bộ phận người dân châu Phi. Một số nước có mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người cao nhất là Guinea Bissau (112kg/người/năm), Sierra Leone (88,6 kg/người/năm), Guinea (73 kg/người/năm) và Gabon (72 kg/người/năm). Những nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi là Nigeria, Senegal, Côte d’Ivoire, Nam Phi, Ghana, Angiêri, Tanzania, Cameroon, Ghi nê… Ngoại trừ hai nước nhập khẩu nhiều gạo đồ chất lượng cao là Nam Phi và Nigeria, các nước châu Phi khác chủ yếu nhập khẩu loại gạo tấm giá rẻ. Năm 2011, châu Phi nhập khẩu khoảng 9,8 triệu tấn gạo. Các nước cung cấp gạo chính cho châu Phi là Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Việt Nam và Mỹ. Trong đó, Thái Lan đứng đầu về số lượng và chủng loại gạo.
Năm 2011, gạo Việt Nam đã có mặt tại 31 quốc gia trên tổng số 55 nước châu Phi, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 707.909.900 USD, tăng 26,7% so với năm 2010 và chiếm khoảng 21% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới. Những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Senegal (169.728.907 USD), Bờ Biển Ngà (138.811.439 USD), CH Guinea (78.078.861 USD), Ghana (77.029.790 USD), Cameroon (42.893.772), Angola (27.472.601USD), Sierra Leone (24.174.201 USD), Mozambique (22.054.121 USD), Liberia (22.019.238 USD), Algeria (19.834.900 USD), Tanzania (17.338.600 USD), CH Congo (11.783.654 USD), Sudan (10.074.080 USD), Benin (8.171.702 USD)…
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi chủ yếu qua trung gian là các thương nhân châu Âu và Libăng nên giá gạo Việt Nam vào châu Phi thường bị đẩy lên cao.
Một số khó khăn trong xuất khẩu gạo
Doanh nghiệp Việt Nam phải lựa chọn hình thức xuất khẩu này bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do thiếu thông tin về đối tác nhập khẩu gạo châu Phi. Thứ hai là khó khăn trong khâu thanh toán. Khách hàng châu Phi thường muốn mua gạo theo hình thức trả chậm và giao hàng tại cảng đến (CIF), điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi đó, Việt Nam và các nước châu Phi chưa có những thỏa thuận hợp tác về ngân hàng dẫn tới việc doanh nghiệp làm thủ tục mở L/C phức tạp, thời gian chuyển tiền kéo dài, chi phí ngân hàng trung gian cao. Thứ ba là do khoảng cách địa lý xa xôi, lại thiếu các tuyến giao thông đường biển và đường không trực tiếp dẫn đến phí vận tải cao và tâm lý ngại tiếp cận thị trường này của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp trung gian quốc tế có lợi thế về vốn và hệ thống phân phối ở hầu khắp châu Phi, nên dễ dàng trong việc giải quyết những khó khăn này, nhất là khâu thanh toán.
Ngoài thiệt hại về giá cả, do xuất khẩu qua trung gian nên mặc dù người dân châu Phi ăn gạo Việt Nam hàng ngày nhưng nhiều khi không biết đến gạo Việt Nam. Mặt khác, công tác đầu tư xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam cũng còn chưa được tốt. Theo Cục Sở hữu trí tuệ -Bộ Khoa học và Công nghệ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 53% sản lượng lúa gạo cả nước, nhưng đến nay, việc xây dựng thương hiệu cho giống lúa địa phương chưa được quan tâm thích đáng. Trải qua 22 năm xuất khẩu gạo (từ năm 1989), Việt Nam đã đóng góp cho an ninh lương thực thế giới gần 80 triệu tấn gạo, nhưng chưa xây dựng được thương hiệu gạo cấp quốc gia.
Thời gian qua, doanh nghiệp cũng chưa khai thác được thị trường gạo đồ tại hai thị trường lớn là Nigeria và Nam Phi. Với dân số trên 160 triệu dân, Ni-giê-ri-a là một trong những thị trường lớn nhất Châu Phi, có nhu cầu tiêu thụ 5 triệu tấn gạo mỗi năm. Về chủng loại, Ni-giê-ri-a tiêu thụ chủ yếu loại gạo đồ, trong khi gạo trắng chỉ chiếm một phần nhỏ. Phần lớn gạo đồ nhập khẩu của Ni-giê-ri-a là từ Thái Lan (1 triệu tấn gạo từ Thái Lan năm 2010), ngoài ra còn có Ấn Độ, Pakistan.
Xác định châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo quan trọng nên Bộ Công Thương đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào khu vực này. Trong đó, nổi bật là công tác thông tin thị trường, nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội nghị chuyên đề xuất khẩu gạo sang châu Phi, cuộc gặp bên mua/bên bán về gạo giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam với các nhà nhập khẩu gạo khu vực Tây và Trung Phi...
Bộ Công Thương cũng đã tổ chức nhiều đoàn xúc tiến thương mại gạo tại các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Nam Phi, Ghana, Benin, Tanzania, Angieri, Angola, Mozambique, Cameroun...
Nhằm xúc tiến các hợp đồng trực tiếp, Bộ Công Thương đã gửi công hàm đến Đại sứ quán một số nước châu Phi nhập khẩu nhiều gạo đề nghị Bộ Công Thương hai bên xem xét ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo với Việt Nam. Kết quả là tháng 6/2011, Bộ trưởng Bộ Công Thương Sierra Leone đã dẫn đầu đoàn vào Việt Nam ký MOU về gạo. Cameroon, Kenya rất quan tâm tới hình thức này và đang xúc tiến để ký MOU về gạo với Việt Nam. Việc ký Biên bản ghi nhớ về thương mại gạo sẽ tạo khung pháp lý giúp doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp gạo sang thị trường châu Phi mà không phải cạnh tranh với các đối thủ.
Tình hình xuất khẩu gạo sang châu Phi năm 2012
Liên Hiệp Quốc vừa công bố các số liệu mới nhất cho thấy vào thời điểm hiện tại dự trữ gạo trên toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong vòng một thập kỷ qua với số lượng trên 100 triệu tấn, tăng 3% so cùng kỳ năm 2011 và là mức cao nhất kể từ năm 2003. Lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua, các vụ mùa bội thu trên thế giới đã làm tăng nguồn cung và giảm nhu cầu nhập khẩu. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, sản xuất gạo sẽ tăng 2,6% trong năm 2012 và đạt mức 462,75 triệu tấn, trong khi tổng nhập khẩu gạo toàn cầu giảm xuống còn 30 triệu tấn. Điều này đã được dự báo trước cho hoạt động xuất khẩu gạo trong năm 2012 sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo sẽ gay gắt hơn và giá gạo có xu hướng giảm, do các nước nhập khẩu chủ lực đang có lượng hàng tồn kho khá lớn. Các nước châu Phi trước đây có nhu cầu nhập khẩu gạo cũng tuyên bố sẽ giảm nhập khẩu trong năm 2012, do chương trình phát triển nông nghiệp của các nước đã phát huy tác dụng, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên…
Theo báo cáo xuất khẩu gạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2011, cả nước xuất khẩu đạt 7,105 triệu tấn gạo với trị giá 3,507 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay. Thị trường tiêu thụ gạo Việt Nam, nhất là loại có phẩm cấp trung bình và thấp chủ yếu nằm châu Á (67%) và châu Phi (23%) chiếm tới 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Dự kiến trong năm 2012, nước ta sẽ xuất khẩu từ 6,5 - 7 triệu tấn gạo các loại.
Năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện với những khó khăn từ các nước xuất khẩu gạo phẩm cấp thấp. 6 tháng đầu năm 2012, Ấn Độ tích cực cạnh tranh bán gạo với giá thấp để giải quyết 26,3 triệu tấn gạo tồn kho. Myanmar cũng tuyên bố đẩy mạnh xuất khẩu gạo giá thấp trong năm 2012. Trong khi đó, năm 2011, do giá bán cao, xuất khẩu gạo Thái Lan giảm nên lượng gạo tồn kho lớn dẫn đến việc năm nay, Thái Lan sẽ phải đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giải quyết lượng hàng này. Thực tế, trong năm 2011, xuất khẩu gạo cấp thấp của Việt Nam đã bị giảm 61%, trong khi gạo chất lượng loại 5% tấm tăng gần 20% và gạo thơm tăng hơn 100%.
Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu, tăng cường xuất khẩu gạo phẩm cấp cao vào châu Phi, nhất là gạo thơm vào Tây Phi nhằm cạnh tranh với gạo từ Ấn Độ, Pakistan. Bên cạnh đó, cần chú trọng khai thác thị trường gạo đồ ở Nigeria, Nam Phi, CH Guinea. Năm 2012, Việt Nam dự kiến xuất khoảng 400.000 tấn gạo đồ. Giá gạo đồ hiện đang ở mức tương đối cao so với gạo trắng. Theo đánh giá, mặc dù chất lượng gạo đồ Việt Nam chưa bằng gạo đồ Thái Lan, song lại tốt hơn Pakistan và Ấn Độ, nên có thể cạnh tranh với gạo của hai nước này tại thị trường châu Phi./.
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12/2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 63,54 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với 2022 (năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Như vậy, xuất nhập khẩu năm 2023 của Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, do tốc độ giảm kim ngạch của nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu, nên cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 vẫn thặng dư 28 tỷ USD, vượt xa con số 11,2 tỷ USD của năm 2022.Cán cân thương mại cả năm tiếp tục vị thế xuất siêu trong các năm trước, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Kết quả xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023.
Cụ thể, về xuất khẩu, tháng 12/2023 ước đạt 32,91 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,44 tỷ USD, tăng 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,47 tỷ USD, tăng 4,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 13,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 11,1%.
Trong quý 4/2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với quý 3/2023.
Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2022. So với thời điểm đầu năm 2023 khi kim ngạch xuất khẩu giảm sâu ở mức hai con số, con số này thể hiện sự hồi phục ngoạn mục, đáng ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp.
Thống kê cho thấy, riêng ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 53,01 tỷ USD (xấp xỉ mức kỷ lục năm 2022), chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhiều mặt hàng đạt tỷ USD có sự tăng trưởng ấn tượng như: Rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, thức ăn gia súc và nguyên liệu, sắn và các sản phẩm từ sắn… Riêng xuất khẩu gỗ và lâm sản và thủy sản dù tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn khi lần lượt đạt 13,4 tỷ USD và 9,2 tỷ USD nhưng năm nay đều sự suy giảm đáng kể.
Xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim, linh kiện điện tử năm 2023 có sự tăng trưởng ấn tượng khi đạt khoảng 7,3 tỷ USD, tăng hơn 15%.
Một số mặt hàng tỷ USD như sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, giấy và các sản phẩm từ giấy, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc… cũng đạt tăng trưởng dương.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%.
Đóng góp cho sự hồi phục trên phải kể đến 35 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (giảm mặt hàng phân bón), chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%)
Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu năm 2023
Tốc độ tăng /giảm so với năm trước (%)
Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
Phương tiện vận tải và phụ tùng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 4,61 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 313,73 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 28,15 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 9,01 tỷ USD, chiếm 2,5%.
Từ chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 30,63 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,98 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,65 tỷ USD, tăng 3,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 12,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,1%.
Trong quý 4/2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,3% so với quý 3/2023 Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8%.
Trong năm 2023 có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 46,8%).
Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu năm 2023.
Tốc độ tăng /giảm so với năm trước (%)
Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 307,32 tỷ USD, chiếm 93,8%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,8%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 20,18 tỷ USD, chiếm 6,2%.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 96,8 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 111,6 tỷ USD.
Trong năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 83 tỷ USD giảm 12,6% so với năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 29,1 tỷ USD, giảm 7,6%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,6 tỷ USD, tăng 90,3%; nhập siêu từ Trung Quốc 49,9 tỷ USD, giảm 17,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 29,1 tỷ USD, giảm 23,3%; nhập siêu từ ASEAN 8,3 tỷ USD, giảm 37,2%.
Với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa tháng 12/2023 ước tính xuất siêu 2,28 tỷ USD. Tính chung cả năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 28 tỷ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 49,74 tỷ USD.
Trong quý 4/2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 6,5% so với quý trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,4% so với quý trước.
Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 19,59 tỷ USD, tăng 44,9% so với năm 2022, trong đó dịch vụ du lịch đạt 9,2 tỷ USD (chiếm 46,7% tổng kim ngạch), gấp 2,9 lần so với năm trước; dịch vụ vận tải đạt 5,5 tỷ USD (chiếm 28,1%), giảm 1,8%.
Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cả năm 2023 ước đạt 29,06 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 10,38 tỷ USD), tăng 5,9% so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 12,6 tỷ USD (chiếm 43,3% tổng kim ngạch), giảm 0,4%; dịch vụ du lịch đạt 7,8 tỷ USD (chiếm 26,9%), tăng 17,3%.
Như vậy, nhập siêu dịch vụ năm 2023 là 9,47 tỷ USD.
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT