THÔNG BÁO: VACCINE HPV NGỪA 4 CHỦNG đã có mặt tại Trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ
Tiêm phòng HPV có an toàn không?
Vắc xin HPV rất an toàn. Kể từ khi nó được giới thiệu vào năm 2006, tính an toàn tiêm chủng của vắc xin HPV đã được đánh giá thông qua nhiều nghiên cứu và giám sát quy mô lớn. Ủy ban Tư vấn Toàn cầu về An toàn vắc xin (GACVS), phối hợp với các cơ quan y tế từ Đan Mạch, Vương quốc Anh và Mỹ, đã liên tục xem xét dữ liệu an toàn trong nhiều năm.
Những tín hiệu ban đầu liên quan đến sốc phản vệ và ngất xỉu đã được xác định từ sớm, nhưng cả hai đều hiếm gặp. Trong đó, sốc phản vệ xảy ra khoảng 1,7 trường hợp trên một triệu liều, ngất xỉu thường liên quan đến lo âu hoặc căng thẳng khi tiêm.
Thực tế, các nghiên cứu dịch tễ học đánh giá nguy cơ của các tình trạng nghiêm trọng như hội chứng Guillain-Barré (GBS) đã cho thấy không có nguy cơ gia tăng nào liên quan đến vắc xin HPV. Khảo sát từ các nhóm dân số lớn ở nhiều quốc gia liên tục chứng minh rằng vắc xin HPV rất an toàn, không có mối liên hệ đáng lo ngại nào với các rối loạn tự miễn dịch hay các vấn đề sức khỏe khác.
Dữ liệu từ các nghiên cứu liên quan đến hàng trăm nghìn ca mang thai ở Đan Mạch và Mỹ cho thấy không có tác động bất lợi nào đến kết quả thai kỳ, dị tật bẩm sinh hay sức khỏe của mẹ khi vắc xin HPV được tiêm nhầm trong thời gian mang thai.
Vắc xin HPV chỉ có thể bảo vệ khỏi những loại HPV chưa phơi nhiễm. Mọi người, không phân biệt giới tính, được khuyến cáo tiêm chủng vắc xin HPV trước khi tiếp xúc với virus qua hoạt động tình dục. Dưới đây là các khuyến nghị về độ tuổi và đối tượng tiêm phòng HPV:
Theo một báo cáo của UNFPA và Hội đồng Ung thư New South Wales (2020), tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ sáu với 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong trong năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng HPV và tỷ lệ khám sàng lọc ung thư cổ tử cung còn thấp. Dữ liệu khảo sát năm 2021 chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 12% phụ nữ, trẻ em gái trong độ tuổi 15 – 29 được tiêm HPV và chỉ 28% phụ nữ trong độ tuổi 30 – 49 được khám sàng lọc ung thư. Do đó, mỗi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh nên chủ động đưa con đi tiêm HPV phòng ngừa ung thư liên quan đến virus này càng sớm càng tốt.
Vaccine HPV tiêm mấy mũi tốt nhất?
Tổ chức CDC khuyến nghị, trẻ từ 9 đến 14 tuổi nên tiêm hai liều HPV, sau độ tuổi này cần hoàn thành 3 mũi tiêm hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Lịch tiêm cụ thể:
Tuy nhiên, phác đồ có thể được thay đổi tùy vào thể trạng của người tiêm phòng. Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn liệu trình tiêm phòng phù hợp. Trong trường hợp phải thay đổi lịch tiêm, bạn cần lưu ý:
Hiện nay, bạn có thể tiêm phòng HPV tại các trung tâm tiêm chủng hoặc các đơn vị y khoa uy tín. Trong đó, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm phòng HPV với Gardasil 9. Đây là loại đã được Bộ Y tế chỉ định mở rộng độ tuổi tiêm phòng thành từ 9 đến 45 tuổi, có khả năng kháng 9 chủng virus HPV nguy hiểm. Ngoài ra, trung tâm có đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng chuyên môn cao sẽ tư vấn chính xác đường tiêm và liều tiêm nên khách hàng có thể yên tâm khi lựa chọn dịch vụ tại Diag.
Khách hàng có nhu cầu đặt lịch chích vắc xin HPV Gardasil 9 có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
Có nên tiêm HPV cho nam không?
CÓ. Theo CDC, 91% nam giới sẽ bị nhiễm bệnh tại một số thời điểm nhất định nào đó trong đời nếu có hoạt động tình dục. Tiêm vắc xin cho nam giúp phòng bệnh do nhiễm virus HPV, ngăn ngừa các loại ung thư liên quan đến HPV, như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư họng,… Việc tiêm phòng còn giúp nam giới giảm nguy cơ lây nhiễm cho đối tác.
Tiêm HPV là giải pháp phòng tránh nhiễm và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm do nhiễm virus HPV gây ra. Mỗi người, không phân biệt giới tính, nên tiêm phòng trong độ tuổi từ đủ 9 tuổi để đạt kết quả tốt nhất. Mỗi độ tuổi sẽ có liệu trình tiêm phòng khác nhau, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và có sự lựa chọn phù hợp.
Xem thêm: Tiêm HPV trong bao lâu?
Tiêm ngừa HPV có bị sùi mào gà không?
Sau tiêm phòng HPV, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Vắc xin HPV có thể tăng khả năng phòng tránh lây nhiễm HPV đến 90% nhưng không hoàn toàn loại bỏ nguy cơ nhiễm. Ngoài ra, vắc xin HPV chỉ giúp phòng một số chủng nhất định, bạn vẫn có nguy cơ bị bệnh sùi mào gà hay các bệnh lý như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, do các chủng khác gây ra.
Để phòng bệnh tốt nhất, bên cạnh việc tiêm phòng HPV, bạn nên kết hợp với các biện pháp phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Một số giải pháp điển hình như quan hệ tình dục an toàn, tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân, bơm kim tiêm, xây dựng lối sống lành mạnh, luôn theo dõi sức khỏe, xét nghiệm định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Quan hệ rồi tiêm HPV có tác dụng không?
CÓ. Tiêm vắc xin HPV vẫn có tác dụng ngay cả khi bạn đã có quan hệ tình dục. Vắc xin có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng do nhiều loại virus HPV khác nhau. Nếu bạn đã mắc một số chủng, vắc xin vẫn có thể bảo vệ bạn khỏi những loại khác chưa nhiễm, nhất là các chủng nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vắc xin giúp cơ thể nhận biết và phản ứng nhanh chóng hơn nếu bạn tiếp xúc với virus HPV trong tương lai.
Xem thêm: Chỉ tiêm 2 mũi HPV có được không?
Tiêm vaccine phòng HPV sớm có ảnh hưởng sức khỏe sinh sản?
Nhiều phụ huynh lo lắng tiêm vaccine phòng HPV sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ về sau hoặc tiêm vaccine phòng bệnh lây qua đường tình dục sẽ khiến trẻ có xu hướng tò mò giới tính, theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, đây là các quan điểm chưa đúng do chưa có dữ liệu nào cho thấy vaccine ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau của bé trai và bé gái.
Mặt khác, giới trẻ ngày nay có xu hướng quan hệ tình dục sớm mà phụ huynh không hay biết, tiêm vaccine trong độ tuổi tiền và dậy thì sẽ bảo vệ trẻ tối ưu. Thí dụ nghiên cứu của Bộ Y tế và WHO công bố năm 2022, tỷ lệ quan hệ tình dục của trẻ trước 14 tuổi tăng gấp đôi trong 6 năm qua, từ 1,45% năm 2013 lên 3,51% năm 2019.
Theo ghi nhận của Hệ thống tiêm chủng VNVC, thời gian gần đây tỷ lệ tiêm vaccine HPV ở nam và nữ giới đều tăng chứng tỏ kiến thức phòng bệnh của người dân ngày càng được nâng cao. Trong đó, tỷ lệ nam giới tiêm vaccine HPV trong năm 2023 tăng gần gấp đôi so với năm 2022.
Do đó, bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo, tiêm vaccine không giúp loại bỏ 100% nguy cơ nhiễm HPV vì vậy vẫn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh như: quan hệ tình dục an toàn, quan hệ một vợ một chồng, hạn chế các chất kích thích, sinh hoạt lành mạnh, duy trì khám sức khỏe định kỳ…
Người trên 50 tuổi có hệ miễn dịch suy yếu, do đó cần tiêm vaccine phòng ngừa một số bệnh như cúm, phế cầu, giảm nguy cơ biến chứng và tử vong.
Hệ miễn dịch của con người bắt đầu lão hóa ở tuổi 50, suy giảm mạnh ở tuổi 80, theo tiến sĩ Ardeshir Hashmi, Trưởng trung tâm Y học lão khoa tại Phòng khám Cleveland, Mỹ. Khi đó, nguy cơ mắc bệnh và biến chứng gia tăng, do cơ thể không còn khả năng chống chọi trước các tác nhân gây bệnh. Một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cường miễn dịch ở độ tuổi này là tiêm chủng. Dưới đây là những loại vaccine mà người trên 50 tuổi nên lưu ý.
Phế cầu khuẩn gây ra 4 căn bệnh nguy hiểm chết người gồm viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) và là nguyên nhân gây tử vong nhanh ở người cao tuổi, đặc biệt là người đang mắc các bệnh nền như phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi, tim mạch, tiểu đường...
Vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn được khuyến cáo tiêm cho người trưởng thành, người cao tuổi, người mắc bệnh nền, bệnh mạn tính, với chỉ một mũi được bảo vệ trọn đời.
Vaccine phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà
Người trên 50 tuổi và phụ nữ thường có khả năng miễn dịch thấp đối với bệnh uốn ván và bạch hầu. Bệnh bạch hầu có thể biến chứng thành viêm phổi, suy tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày. Uốn ván có thể gây tử vong với các biến chứng: viêm phổi, co thắt thanh quản, động kinh, thuyên tắc phổi, suy thận nặng...
Các vaccine phối hợp phòng hai bệnh này, hoặc vaccine phòng 3 bệnh bạch hầu - uốn ván - ho gà, đều mang lại hiệu quả cao. Những người lớn trong gia đình, người chăm sóc trẻ nhỏ, cũng nên tiêm vaccine để tránh lây bệnh ho gà cho trẻ nhỏ.
Người trên 50 tuổi nên tiêm chủng đầy đủ do cơ thể bắt đầu lão hóa, giảm miễn dịch. Ảnh: Freepik
Người cao tuổi, đặc biệt là người có bệnh nền, có nguy cơ cao trở nặng, thậm chí nhập viện hoặc tử vong khi mắc Covid-19. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo những người từ 50 tuổi trở lên nên tiêm vaccine Covid-19 và tiêm nhắc với giãn cách thời gian tối thiểu bốn tháng kể từ lần tiêm cuối cùng để duy trì miễn dịch.
Cúm lây truyền qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ nhưng đối với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch, cúm có thể tăng nặng, gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, phù não, tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp, suy thận. Tiêm ngừa cúm hàng năm được coi là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa virus cúm.