Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023 thu nhập bình quân tháng của người lao động đạt 7,1 triệu đồng, tăng 459.000 đồng (tăng 6,9%) so với năm 2022. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 8,1 triệu đồng, gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (6 triệu đồng).

Thí sinh diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển xác nhận nhập học trước 15/8. Ảnh minh họa.

Cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học năm 2023

Thông tin trên báo Chính Phủ, trước đó, tại Hội nghị tuyển sinh năm 2023 tổ chức sáng 3/3, đại diện Bộ GD&ĐT đã chia sẻ chi tiết cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học năm nay.

Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần (công thức tính mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường).

Như vậy, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ bắt đầu giảm dần đến 0 khi thí sinh đạt tổng 30 điểm/3 môn.

Với công thức trên, 1 học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng cũng thí sinh đó đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên chỉ còn 0,3; nếu đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực.

Trước khi đưa ra điều chỉnh này, Bộ GD&ĐT đã thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của vài năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định trước đây, tỉ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn.

Theo Bộ GD&ĐT, từ năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và 1 năm kế tiếp. Như vậy, nếu thí sinh tham gia xét tuyển đại học từ năm thứ 3 trở đi sau khi tốt nghiệp THPT thì sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Việc áp dụng này không chỉ đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, mà còn với tất cả các phương thức xét tuyển khác; các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển cần phải quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp.

Năm 2023, các trường sẽ phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển; đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức xét tuyển; loại bỏ các phương thức không hiệu quả; có phương án xét tuyển để đảm bảo công bằng giữa các phương thức; phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định; nghiên cứu sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT làm điều kiện sơ tuyển.

Để hạn chế nhầm lẫn, sai sót của thí sinh về khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên và vấn đề thí sinh tự do, các sở GD&ĐT, các trường THPT tăng cường truyền thông, hướng dẫn thí sinh.

Thí sinh nộp minh chứng về đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên tại thời điểm đăng ký dự thi, điểm tiếp nhận chịu trách nhiệm về kết quả rà soát, xác nhận ưu tiên cho thí sinh, áp dụng điểm ưu tiên.

Chi tiết lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2023

Theo kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023 của Bộ GD&ĐT: Năm 2023, Bộ GD&ĐT giữ ổn định công tác tuyển sinh đại học như năm trước.Thông tin trên Vietnamnet, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 vào 8h ngày 18/7.

Các đơn vị đăng ký dự thi thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo từ ngày 18/7 đến hết ngày 27/7, tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có) chậm nhất ngày 5/8; xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo hoàn thành chậm nhất ngày 12/8.

Đối với những thí sinh xét tuyển đại học, bắt đầu từ ngày 10-30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Thí sinh có 7 ngày để nộp lệ phí xét tuyển, từ 31/7 đến ngày 6/8/2023.

Thí sinh sẽ nhận kết quả (điểm chuẩn) ngày 22/8 và xác nhận nhập học đợt 1 trước 17h ngày 6/9/2023.

Riêng khối ngành đào tạo sức khỏe, giáo viên, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hôm 25/7/2023. Từ đó, các trường đào tạo ngành này đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển

Như vậy, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay chỉ có 20 ngày, trong khi năm 2022 là một tháng. Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn 3 tuần so với mốc 17/9 và 30/9 của năm ngoái.

Năm nay, có 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, số thí sinh đăng ký trực tuyến là 968.160, chiếm 94,42%; số thí sinh đăng ký trực tiếp là 57.104, chiếm 5,58%. Tổng số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp là 47.769, chiếm 4.66%. Tổng số thí sinh chỉ xét tuyển sinh là 34.155, chiếm 3.33%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Tự nhiên là 323.187, chiếm 31,52%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Xã hội là 566.921, chiếm 55,30%.

Tổng số thí sinh dự thi là 1.012.398 đạt tỉ lệ 98,86% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi; trong đó, môn Ngữ văn: 99,65 %; Toán: 99,63%; Khoa học Tự nhiên: 99.72%; Khoa học Xã hội: 99,62%; Ngoại ngữ: 99.61%;

Vì sao học phí trường quốc tế cao hơn các trường khác?

Tùy mỗi trường, mỗi cấp bậc từ mầm non cho đến khi học sinh kết thúc bậc trung học phổ thông mà học phí có sự thay đổi và cũng sẽ không giống nhau. Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng học phí của trường quốc tế thường cao hơn so với các loại hình trường công lập, tư thục, song ngữ khác. Vì sao lại có sự chênh lệch như thế?

Thứ nhất, tại trường quốc tế, học sinh không chỉ theo học và tìm hiểu kiến thức trong sách vở, mà còn được phát triển thể chất, các kỹ năng mềm thông qua rất nhiều những hoạt động ngoại khóa.

Thứ hai, cơ sở vật chất của trường quốc tế được xây dựng, trang bị và nâng cấp theo chuẩn hiện đại nhất để phục vụ cho việc học và thực hành. Ngoài các khu phòng học tiện nghi, hiện đại thì các trường quốc tế đều có khuôn viên sân bóng, nhà thi đấu, hồ bơi.. đạt chuẩn, giúp học sinh phát triển thể chất và tinh thần trong môi trường tốt nhất.

Sân bóng rộng lớn dành cho học sinh tại VAS

Ngoài cơ sở vật chất, dịch vụ tiện ích hiện đại, chương trình học tại các trường quốc tế được xây dựng theo giáo trình giảng dạy chuẩn quốc tế ví dụ như VAS hiện đang giảng dạy chương trình Cambridge được xây dựng và đánh giá bởi Cơ quan Đánh giá Giáo dục Quốc tế (CAIE). Đồng thời, chất lượng giảng dạy đòi hỏi nhiều giáo viên đạt chuẩn quốc tế, cả từ bản địa và giáo viên nước ngoài, cũng như sĩ số lớp ít cũng đòi hỏi mức độ đầu tư cao hơn so với các trường khác.

Trường thường xuyên tổ chức các buổi dã ngoại thú vị cho học sinh

- Các buổi dã ngoại, khám phá môi trường tự nhiên hay tham quan di tích, lịch sử của trường quốc tế được diễn ra rất thường xuyên. Những buổi ngoại khóa như thế này vừa giúp học sinh phát triển kỹ năng mềm, học được kỹ năng sống, cũng là cách để nhà trường và phụ huynh sớm khám phá được cá tính, mối quan tâm và năng khiếu của từng em. Từ đó có thể đưa ra định hướng sớm nhất, tốt nhất cho các con.

- Cuối cùng, môi trường học tại trường quốc tế là môi trường “mở” để học sinh có thể tự tin giao lưu, học hỏi tăng trí thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ) và kỹ năng hòa nhập cộng đồng.

Cuộc sống hiện đại, nhu cầu đi lên, trong đó nhu cầu về giáo dục chất lượng cao, chuẩn quốc tế của các bậc phụ huynh cùng mức đầu tư ngày càng tăng. Từ đó, có thể thấy, học phí không chỉ quyết định bởi nhà trường, mà còn được xây dựng từ nhu cầu của phụ huynh và học sinh về môi trường giáo dục lý tưởng nơi trang bị cho trẻ nền tảng vững chắc để hội nhập, phát triển và thành công.