Hợp tác xã (tiếng Anh: Co-operative) là một loại hình tổ chức kinh tế, tuy nhiên nó có nhiều điểm khác biệt so với những loại hình tổ chức kinh tế khác.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
Có thể và cần khẳng định, để HTX có cơ hội tồn tại và có thể phát triển, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động sau đây cần được tôn trọng thực sự trong đời sống của mỗi HTX:
- Nguyên tắc thứ nhất, tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện và tán thành Điều lệ HTX đều có quyền gia nhập hợp tác xã.
- Nguyên tắc thứ hai, dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lí, kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác.
- Nguyên tắc thứ ba, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập.
- Nguyên tắc thứ tư, cùng có lợi: sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các chi phí, lãi được trích một phần vào các quĩ của HTX; một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên; phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.
- Nguyên tắc thứ năm, hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các HTX trong nước và ngoài nước theo qui định của pháp luật.
(Theo Giáo trình Quản trị Kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Schatz trong tiếng Đức có nghĩa là Kho báu. “Schatz” là cách gọi thân mật phổ biến nhất nước Đức. Không chỉ phổ biến với những người đang yêu nhau, kết hôn đã lâu mà còn được sử dụng cho trẻ em. Cũng có người biến thể nó thành “Schatzi” hoặc “Schätzchen”. Vậy ai là kho báu lớn nhất của bạn?
Không chỉ riêng tại Việt Nam, việc đóng hàng quá tải so với tiêu chuẩn khai thác của Container và khai báo sai khối lượng Container thực thế của các chủ hàng từ trước đến nay vẫn đang tồn tại, nó là nguyên nhân chính của nhiều vụ tai nạn tại Cảng và cho tàu chở hàng, đe dọa đến tính mạng của những người lao động bến cảng cũng như thủy thủ tàu…
Nhằm mục đích tăng cường mức độ an toàn, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã sửa đổi quy định của công ước SOLAS yêu cầu toàn bộ chủ hàng(shipper) phải thực hiện việc xác định khối lượng container chứa hàng, và quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2016.
Phương pháp thứ nhất – Phương pháp cân: Sử dụng thiết bị cân tiêu chuẩn, người gửi hàng (shipper) hay bên thứ 3 ủy quyền bởi người gửi hàng phải cân container khi nó đã được đóng hàng và đóng seal.
Phương thức thứ hai – Phương pháp Tính toán: Người gửi hàng hoặc bên thứ 3 được ủy quyền cân tất cả kiện, hàng hóa, pallet, các vật liệu để chèn lót hàng hóa… Tổng giá trị trên và trọng lượng vỏ container sẽ là VGM. Tuy nhiên phương thức này cần phải được xác nhận và thông qua bởi một tổ chức có thẩm quyền.
Thông tin bắt buộc khai báo VGM
– Ocean Carrier Booking Number / Số Booking vận tải biển của hãng tàu
– Container Number / Số container
– Verified Weight / Trọng lượng xác minh
– Unit of Measurement / Đơn đo lường
– Responsible Party (Shipper named on the carrier’s bill of lading) / Bên chịu trách nhiệm (Tên chủ hàng trên MBL)
– Authorized Person / Người được uỷ quyền
Có thể bổ sung thêm các thông tin khác nhưng không bắt buộc
– Shipper’s Internal Reference / Số kiểm soát nội bộ của chủ hàng
– Weighing Method / Cách tính VGM
– Weighing Facility / Dụng cụ cân
– Country of Method 2 / Nước (trong trường hợp dùng cách 2)
– Documentation Holding Party / Bên giữ chứng từ
VGM Cut off time (hạn trình VGM cho hãng tàu hay cảng) sẽ được xác định trên booking confirmed.
HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG KHAI BÁO VGM TRƯỚC KHI ĐẾN CẢNG XUẤT PHÁT?
Điều luật quy định rõ container không có số VGM tại cảng xuất phát sẽ không được đưa lên tàu cho đến khi số VGM được khai. Chủ hàng sẽ chịu trách nhiệm cho bất kì các chi phí phát sinh (chi phí cân cont, đóng gọi lại, lưu kho, lưu cont, quản lý, v.v.).
Preliminary cost là chi phí sẽ phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án, có liên quan trực tiếp đến việc vận hành dự án nhưng chưa được kể đến trong các chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung. Preliminary cost sẽ do nhà thầu tự lập, tự đưa ra đề xuất, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về an toàn, quản lý chất lượng, quản lý tiến độ.
Đối với các gói thầu có chủ đầu tư nước ngoài, preliminary cost được yêu cầu làm rõ đến từng chi tiết trình chủ đầu tư phê duyệt. Chủ đầu tư chấp nhận chi trả chi phí và sẽ kiểm tra khắc khe việc tuân thủ thực hiện các công tác này, mặc dù trong một số trường hợp, nếu dự án có quy mô nhỏ (< 1.000.000 USD), chi phí này chiếm tỉ trọng khá cao, có thể lên đến 50% chi phí xây dựng dự án.
Vậy Preliminary tasks bao gồm những công tác gì, cách tính toán ra sao? Đó là trang thiết bị bảo hộ lao động (PPE – Personal Protective Equipment), là nước bảo dưỡng bê tông, là hàng rào tạm, là chi phí thí nghiệm, là vệ sinh công trường… Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu thông qua một bảng dự toán của một dự án thực tế hy vọng có thể cung cấp những thông tin có giá trị.
Mỗi dự án khác nhau sẽ có những công tác preliminary khác nhau. Về cơ bản các gói thầu trong nước thường gọi theo các tên gọi khác nhau như: Chi phí khác, chi phí công trường, chi phí công trình tạm, chi phí bảo hộ lao động… Các tên gọi đó có lẽ chưa đầy đủ như đã liệt kê trên đây. Một số dự án còn yêu cầu đưa chi phí chăm sóc y tế vào Preliminary cost.
Liên hệ trực tiếp để nhận thêm thông tin tư vấn, hỗ trợ.
VPGD: VP L009 Tòa nhà 59 Chế Lan Viên, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
Website: https://chauthanh.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/chuyenxaydungnhaxuong/
Zalo: https://zalo.me/0963835288
Khái niệm Hợp tác xã (Co-operative)
Hợp tác xã trong tiếng Anh gọi là Co-operative.
Theo Luật Hợp tác xã 2003, "Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo qui định của pháp luật".
Theo Luật Hợp tác xã 2012, khái niệm này đã được thay đổi như sau: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí hợp tác xã.
Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí Liên hiệp hợp tác xã".
Như vậy, khái niệm "HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp" đã không còn trong Luật Hợp tác xã 2012, tuy nhiên về bản chất nhiều người cho rằng vẫn nên giữ lại quan điểm này vì thực chất hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp đặc thù, cần được bảo đảm hoạt động bình đẳng với mọi loại hình doanh nghiệp khác và có quyền kinh doanh một số ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Ngoài ra, hợp tác xã còn được định nghĩa là "một hiệp hội tự trị của những người đoàn kết tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của kinh tế, xã hội và văn hóa và nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ". (Theo Liên minh quốc tế hợp tác xã)