Mẹ tôi có mua BHYT tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng (bv cấp quận, huyện). Gần đây, mẹ tôi phải thường xuyên đi khám chữa bệnh tim tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng (tuyến thành phố) và tại đây họ không cho mẹ tôi được hưởng chế độ của BHYT. Phía trung tâm tim mạch nói rằng người khám bệnh ngoại trú phải sử dụng BHYT được đăng ký theo đúng quận, huyện địa phương nơi sinh sống thì mới được khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trên. Nhưng hiện nay các bệnh viện tuyến quận, huyện đã được thông tuyến, BHYT dùng được ở mọi BV tuyến quận, huyện, nên không được chuyển tuyến BHYT. Vậy thì làm thế nào để mẹ tôi được sử dụng, hưởng chế độ BHYT khi đi khám tại Bệnh viện tuyến tỉnh, thành mà không cần phải chuyển tuyến BHYT theo quận, huyện như trước đây? Xin cảm ơn
Mức hưởng BHYT của trẻ dưới 6 tuổi
Trẻ em dưới 6 tuổi luôn là đối tượng cần được chăm lo và bảo vệ đặc biệt. Chính vì vậy, những đối tượng này được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí bằng nguồn ngân sách (khoản 7 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).
Khi đi khám, chữa bệnh, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng:
- 100% chi phí và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật nếu đúng tuyến (điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP);
- 40% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến trung ương;
- 60% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến tỉnh;
- 100% chi phí nếu khám, chữa bệnh trái tuyến huyện.
(khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014)
Thanh toán chi phí cho trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ
Khoản 1 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ:
Đối với trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT thì cơ sở khám, chữa bệnh tổng hợp danh sách trẻ dưới 6 tuổi và chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo phạm vi được hưởng và mức hưởng gửi cơ quan BHXH thanh toán theo quy định.
Chính vì vậy, dù trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT thì khi khám, chữa bệnh vẫn được Nhà nước hỗ trợ chi phí khi thanh toán. Mức hỗ trợ phụ thuộc vào việc trẻ được khám, chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến.
Thủ tục khám, chữa bệnh BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP,
- Khi đi khám, trẻ dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT;
- Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;
- Trường hợp phải điều trị ngay sau sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án.
Như vậy, đối với trẻ dưới 6 tuổi không có hoặc chưa có thẻ BHYT vẫn được khám, chữa bệnh kịp thời.