Học viện là gì? Học viện khác gì với Đại học? Đại học là một khái niệm qúa quen thuộc đối với các bạn học viên. Nhưng ít ai biết được sự khác nhau giữa Đại học và Học viện. Học viện có những điểm khác biệt cơ bản nào so với Đại học. Phân biệt sự khác nhau dựa trên chất lượng và quy mô đào tạo. Bên cạnh đó còn dựa trên chuyên môn và hướng phát triển của ngành. Khi chọn trường điều quan trọng là phải hiểu thuật ngữ này.
Học viện có phải là đại học không?
Học viện và Đại học có phải là một không? Để trả lời cho câu hỏi này, cần so sánh những điểm giống và khác nhau của hai cơ sở giáo dục này:
* Giống nhau: Cả hai đều là cơ sở giáo dục Đại học, đều yêu cầu tốt nghiệp có bằng cấp 3 và sau khi tốt nghiệp đều được cấp bằng Cử nhân, Kỹ sư theo quy định của Bộ GD & ĐT.
Học viện: Là đơn vị của ngành, chuyên về nghiên cứu và đào tạo sâu về một lĩnh vực.
Đại học: Tập trung chuyên vào đào tạo sinh viên ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.
Chuyên môn và định hướng phát triển:
Học viện: Đào tạo sâu có tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu.
Đại học: Đào tạo thiên về định hướng nghề nghiệp.
Qua bài viết chia sẻ trên, hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn về Học viện là gì? Từ đó, có thể giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn khi lựa chọn ngành nghề thích hợp, để phát triển bản thân trong tương lai. Chúc bạn thành công!
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Học viện là gì? Học viện là một khái niệm không quá xa lạ với tất cả các bạn học viên, sinh viên khắp cả nước. Tuy nhiên, không nhiều người biết được sự khác biệt giữa Học viện và Đại học nên rất băn khoăn trước mỗi kỳ tuyển sinh. Học viện có những điểm khác biệt cơ bản nào so với Đại học, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để dễ dàng đưa ra quyết định nhé.
Học viện là gì? Khái niệm học viện trong Tiếng Anh là Academy. Đây là cụm từ chỉ cơ sở giáo dục cao hơn THPT và chuyên về nghiên cứu.
Bên nghiên cứu kiến thức trong mọi lĩnh vực, các học viện cũng đào tạo học viên thực sự có năng lực để phục vụ cho việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn sau này. Trên thực tế, Học việc thuộc lĩnh vực nào sẽ đào tạo và nghiên cứu sâu về lĩnh vực đó.
Ví dụ, ở Học viện Quân sự, học viên không chỉ được học về Quân sự mà còn được nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này. Đây là điều mà ít có ở các trường Đại học.
👉 Xem thêm: [Góc chia sẻ] Có nên học học viện hàng không hay không?
Nên học Đại học hay Học viện?
Nếu bạn muốn chuyên sâu về một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể, Học viện là nơi tốt nhất dành cho bạn. Nếu bạn chỉ đơn giản là học một nghề để sau này đi làm, hãy học Đại học.
Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, chúng ta phải đối mặt với áp lực lớn không kém khi chọn trường. Lựa chọn giữa các trường có cùng hệ đào tạo đã khó, nhưng lựa chọn giữa trường Đại học và Học viện còn khó gấp đôi.
Nói như vậy bởi khi đó, điều bạn cần quan tâm không chỉ là chất lượng giảng dạy thông thường mà còn là kiến thức chuyên môn và con đường tương lai.
Tuy nhiên, mọi sự so sánh đều khập khiễng nên chúng tôi không thể cho bạn biết chính xác là nên vào Đại học hay Học viện. Vì vậy, đây là hai cách để bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn:
Khi nào nên lựa chọn Học viện?
Ngược lại, nếu bạn cảm thấy bản thân vô cùng yêu thích và muốn nghiên cứu sâu một lĩnh vực nào đó là Học viện sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn, nghiên cứu sâu về bất kỳ lĩnh vực nào từ Kinh tế, Quân sự, Ngoại giao, Nghệ thuật,…
Theo đó những gì bạn nhận được là điều không phải cơ sở đào tạo nào hiện nay cũng có được. Với khối lượng kiến thức khổng lồ và chuyên sâu từ học viện, bạn sẽ dễ dàng phát triển theo nhiều hướng khác nhau mà không gò bó theo khuôn khổ. Bạn có thể lựa chọn tiếp tục nghiên cứu cao hơn, giảng dạy hoặc tìm kiếm công việc phù hợp với đam mê.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng kiến thức ở Học viện tương đối nặng về học thuật nên khó áp dụng trên thực tế. Vì vậy, bạn sẽ cần tự trau dồi và rèn luyện thêm về các kỹ năng phục vụ cho công việc sau này.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Học viện là gì?” để dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi JobsGO để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích tiếp theo nhé.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Khi nào nên lựa chọn Đại học?
Nếu bạn là một người yêu thích cả kiến thức chuyên môn và các kỹ năng thì Đại học chính là môi trường hoàn hảo dành cho bạn. Tại đây, kiến thức giảng dạy được nghiên cứu và chọn lọc sao cho phù hợp nhất với mọi học viên. Cùng với đó, các trường trình thực hành, rèn luyện cũng được áp dụng song song nhằm mục đích giúp sinh viên vững vàng hơn khi ra nghề.
Nhờ vậy, nếu chăm chỉ rèn luyện, không quá khó để bạn có thể có được một công việc tốt ngay sau khi tốt nghiệp Tuy vậy, khung chương trình đào tạo của Đại học mang tính chất khái quát nên nếu muốn thực sự giỏi trong một lĩnh vực, bạn cần đầu tư tương đối nhiều thời gian cho việc đọc, tìm hiểu, nghiên cứu,…
👉 Xem thêm: Bàn luận về vấn đề: Bằng đại học có quan trọng không?
Một số Học viện tiêu biểu hiện nay
Nước ta hiện nay có rất nhiều Học viện, mỗi học viện đều có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo riêng.
Chuyên bồi dưỡng, đào tạo về kiến thức và kỹ năng hành chính, lãnh đạo, quản lý cho các cán bộ, công viên chức thuộc Bộ Nội Vụ.
Chuyên đào tạo Sĩ quan, Cảnh sát trình độ Đại học, sau Đại học để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.
Trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chuyên đào tạo chuyên ngành lĩnh vực hàng không dân dụng.
Nằm trong top 30 trường đứng đầu Đông Nam Á, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đang dẫn đầu trong công tác đào tạo ngành nông - lâm - ngư nghiệp nước ta.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Là cơ sở nghiên cứu khoa học về chính sách dân tộc dựa trên lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục đích là đào tạo đội ngũ giảng viên theo lý luận chính trị, tuyên giáo với mục đích xây dựng Đảng.
Là cơ sở đào tạo các cán bộ, các tổ chức ngoại giao, mục đích đảm nhận chức năng nghiên cứu các chiến lược về quan hệ quốc tế, các chính sách đối ngoại. Học viện là một trong số 40 cơ quan học thuật được Chính phủ tài trợ hàng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Là Học viện trực thuộc Bộ Tài chính và được quản lý bởi Nhà nước. Học viện có thế mạnh trong việc đào tạo chuyên sâu chuyên ngành Tài chính – Kế toán tại Việt Nam.
Học viện Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo Dục & Đào tạo, là nơi đào tạo các cán bộ trình độ trung cấp nghề, Đại học và sau Đại học về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các chuyên ngành khác theo quy định của Nhà nước.
Là nơi đào tạo cán bộ khoa học, công nghệ kỹ thuật chuyên nghiệp, sĩ quan bậc Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ quân sự và quốc gia. Đồng thời kết hợp chuyển giao công nghệ, để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của lực lượng vũ trang.
Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Là trường đại học công lập chuyên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam. Học viện kết hợp giáo dục công nghệ thông tin, truyền thông, kết hợp các lớp học lý thuyết và đào tạo thực tế tại các công ty.
Học viện cung cấp các chương trình đào tạo từ Cao đẳng đến Đại hoc, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực liên quan tới Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin.