Giải đáp thắc mắc về hệ đào tạo từ xa của Viện đại học Mở Hà Nội về việc sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng đại học từ xa có được học tiếp lên Cao học/Thạc sĩ hay không?
Lưu ý khi chọn trường học trực tuyến uy tín
Nếu bạn muốn biết liệu trường đại học bạn đã theo học lấy bằng đại học từ xa có phải là một trường được công nhận hay không, hãy gọi cho một trường cao đẳng trong khu vực của bạn. Hỏi xem bạn có thể chuyển các tín chỉ bạn đang học sang trường đó không. Nếu trường đại học bạn đã theo học là một trường tốt, bạn sẽ có cơ hội chuyển những tín chỉ đó. Miễn là trường của bạn được công nhận, bạn có thể sử dụng bằng cấp trực tuyến đăng ký học cao học.
Trên đây là những giải đáp của trường về vấn đề bằng đại học từ xa & học cao học. Nếu học viên có bất cứ thắc mắc nào xin hãy liên hệ trực tiếp với nhà trường tại đây!
Trường Đại học Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập, đào tạo đa ngành theo định hướng ứng dụng.
Theo thông tin trường cập nhật trên website, sứ mệnh của đơn vị là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo xu thế hội nhập, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội và của đất nước.
Tầm nhìn đến năm 2045, Trường Đại học Hà Nội sẽ trở thành đại học đa ngành định hướng ứng dụng, nằm trong top đầu của Việt Nam, có danh tiếng ở khu vực Châu Á.
Hiện, Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch là Chủ tịch Hội đồng trường; Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trào đang giữ chức Hiệu trưởng nhà trường.
90% học viên hệ đào tạo từ xa đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và đã đi làm
Theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, năm học 2024 - 2025, Trường Đại học Hà Nội tuyển sinh hệ đào tạo từ xa với 2 ngành (Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Anh).
Đáng chú ý, chỉ tiêu tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh hệ đào tạo từ xa gấp hơn 3 lần chỉ tiêu tại hệ chính quy.
Cụ thể, ở hệ đào tạo từ xa, ngành Ngôn ngữ Anh có 1300 chỉ tiêu. Trong khi đó hệ chính quy có 300 chỉ tiêu ở chương trình chuẩn và 75 chỉ tiêu ở chương trình tiên tiến.
Đối với ngành Ngôn ngữ Nhật, trường tuyển 175 chỉ tiêu cho hệ chính quy và 100 chỉ tiêu cho hệ đào tạo từ xa.
Chia sẻ về căn cứ xác định chỉ tiêu hệ đào tạo từ xa, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trào - Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết, 2 ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Nhật vốn là thế mạnh trong đào tạo của trường.
Với năng lực đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cũng như thế mạnh đào tạo các ngành học trong lĩnh vực nhân văn, năm học 2024 - 2025, Trường Đại học Hà Nội đã đăng ký 1400 chỉ tiêu tuyển sinh hệ đào tạo từ xa (ngành Ngôn ngữ Anh là 1300 chỉ tiêu, ngành Ngôn ngữ Nhật là 100 chỉ tiêu) và được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
Lý giải về sự chênh lệch về chỉ tiêu tuyển sinh ở 2 hệ đào tạo, thầy Trào cho biết chương trình đào tạo từ xa vốn phù hợp với người đã đi làm nên việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh được nhà trường căn cứ theo nhu cầu của xã hội.
Đối với ngành Ngôn ngữ Anh, trường hiện có 3 đơn vị chuyên môn với gần 150 giảng viên có trình độ và chuyên môn phù hợp, có thể tham gia giảng dạy cho chương trình đào tạo từ xa.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng có riêng một đơn vị chuyên trách quản lý về hành chính đối với người học từ xa là Trung tâm đào tạo từ xa về ngoại ngữ.
Còn với hệ chính quy, ngành Ngôn ngữ Anh sẽ do Khoa Tiếng Anh đảm nhiệm, phụ trách đào tạo. Tương tự với ngành Ngôn ngữ Nhật cũng do Khoa Tiếng Nhật phụ trách.
“Trên thực tế, hơn 90% học viên theo chương trình đào tạo từ xa của trường đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và đang có việc làm. Do đó, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh hệ đào tạo từ xa mà trường đang thực hiện phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc tăng cường cơ hội học tập suốt đời cho người học có nhu cầu”, thầy Trào thông tin.
Để vận hành công tác đào tạo từ xa, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết, nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên phụ trách chương trình đào tạo từ xa và huy động đội ngũ giảng viên của 3 đơn vị đào tạo Tiếng Anh thuộc nhà trường để đảm bảo tỷ lệ giảng viên cơ hữu tham gia chương trình theo đúng quy định.
Theo đó, đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu, được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy trực tuyến.
Và hệ đào tạo từ xa sẽ luôn có sự theo dõi sát sao của đội ngũ cố vấn học tập đến từng người học, tiến trình học tập cũng được đánh giá thường xuyên và luôn quan tâm rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo. Công tác quản lý học tập được lưu trữ khoa học và đầy đủ, công tác khảo sát, tiếp nhận phản hồi của các bên liên quan cũng được quan tâm sát sao.
Mặt khác, nhà trường đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, học liệu để triển khai thực hiện chương trình đào tạo từ xa, có hệ thống phần mềm quản lý học tập trực tuyến cung cấp học liệu, bài giảng cho học viên.
Hệ đào tạo từ xa chỉ xét tuyển theo điểm học bạ, nhà trường nói gì?
Theo phóng viên tìm hiểu, đối với hệ đào tạo từ xa, Trường Đại học Hà Nội chỉ sử dụng phương thức xét tuyển mà không tổ chức thi tuyển.
Cụ thể, nhà trường xét tuyển bằng điểm học bạ 03 năm học bậc trung học phổ thông, trung cấp; điểm 03 môn học hoặc điểm trung bình chung bậc cao đẳng trở lên (điểm tương đương).
Điểm xét tuyển là tổng điểm 03 môn (Toán + Văn + Ngoại ngữ hoặc điểm tương đương), trong đó điểm môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ lấy điểm lấy điểm trung bình chung môn học 3 năm học trong học bạ trung học phổ thông.
Đối chiếu với Danh sách trúng tuyển đại học hệ đào tạo từ xa năm 2024 (đợt 1) ngành Ngôn ngữ Anh do trường công bố ngày 14/5/2024, phóng viên nhận thấy điểm xét tuyển dao động từ 16,1 - 28,4 điểm (thang điểm 30), tức thí sinh chỉ cần đạt 5,5 điểm/môn đã có thể trúng tuyển.
Trong khi đó, ở hệ đại học chính quy, ngành Ngôn ngữ Anh được xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thang điểm 40.
Năm 2024, theo phương thức này, điểm trúng tuyển ngành Ngôn ngữ Anh chương trình chuẩn đứng đầu trường với 35,43 điểm, chương trình tiên tiến là 33 điểm. Như vậy, thí sinh phải đạt 8- 9 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.
Với ngành Ngôn ngữ Nhật, điểm trúng tuyển hệ chính quy theo phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là 34,45 điểm (thang điểm 40). Trong khi đó điểm xét tuyển hệ đào tạo từ xa dao động từ 16,17 - 22,63 điểm (thang điểm 30).
Về vấn đề này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trào cho biết, chương trình đào tạo từ xa và chương trình đào tạo chính quy có cùng ngưỡng đảm bảo chất lượng đào tạo (điểm sàn) là 16 điểm với 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Theo đó, điểm chuẩn trúng tuyển vào chương trình đào tạo từ xa cũng giống như chương trình đào tạo hệ chính quy, được xác định căn cứ theo chỉ tiêu tuyển sinh, lấy từ cao xuống thấp.
Đối với hình thức chính quy, việc xét tuyển vào đại học chỉ sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của năm xét tuyển. Trong khi đó, thí sinh đăng ký vào chương trình đào tạo từ xa đa số đã tốt nghiệp trung học phổ thông, cao đẳng hoặc đại học từ nhiều năm trước nên việc sử dụng kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông sẽ đảm bảo tính ổn định và công bằng trong tuyển sinh và phù hợp phương thức tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trào cũng cho biết yêu cầu của chương trình đào tạo từ xa tương đương với chương trình chính quy, buộc học viên phải nỗ lực trong học tập để có thể hoàn thành chương trình đào tạo và đủ điều kiện tốt nghiệp.
Trên thực tế, điều này sẽ góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo ở cả 2 hệ là như nhau, không có nhiều sự chênh lệch. Tuy nhiên, vì đối tượng học viên theo chương trình đào tạo từ xa chủ yếu đã đi làm nên sẽ có những khó khăn nhất định trong việc duy trì chất lượng học tập. Điều này dẫn đến tỷ lệ học viên hệ đào tạo từ xa thôi học tương đối cao (khoảng 45% - 50%).
Các năm học trước đây, Trường Đại học Hà Nội tổ chức 4 đợt tuyển sinh áp dụng với hệ đào tạo từ xa. Tuy nhiên, năm học 2024 - 2025 đã có sự thay đổi khi trường rút ngắn với 3 đợt tuyển (tháng 4, tháng 9, tháng 12).
Theo chia sẻ của thầy Trào, việc tổ chức 3 đợt tuyển sinh/năm cho phép học viên có thêm thời gian sắp xếp công việc cá nhân hợp lý để tham gia khóa học được tốt hơn. Việc này cũng thuận lợi cho công tác tổ chức quản lý và đào tạo của nhà trường.
Sau mỗi đợt tuyển sinh, nhà trường phân loại học viên theo trình độ đã có (đại học, cao đẳng, trung cấp và trung học phổ thông) để tổ chức đào tạo cho phù hợp, đảm bảo khả năng học viên hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian quy định.
Học viên chương trình đào tạo từ xa được quản lý và đánh giá như áp dụng với sinh viên chính quy của nhà trường, gồm đánh giá chuyên cần, đánh giá thường xuyên và đánh giá cuối học phần theo đúng quy định trong đề cương chi tiết học phần. Hoạt động kiểm tra – đánh giá cũng được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trường.
Chênh lệch tổng số tín chỉ ở 2 hệ đào tạo
Theo tìm hiểu của phóng viên, tổng số tín chỉ chương trình đào tạo hệ chính quy của Trường Đại học Hà Nội là 150 tín chỉ/khóa, trong khi đó hệ đào tạo từ xa là 140 tín chỉ/khóa.
Bên cạnh đó, học phí tín chỉ hệ đại học chính quy dao động từ 720.000 đồng - 1.030.000 đồng/tín chỉ; hệ đào tạo từ xa lại được áp dụng chung là 500.000 đồng/tín chỉ.
Lý giải về điều này, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho hay, sự chênh lệch về số lượng tín chỉ giữa 2 chương trình đào tạo là do nhà trường xây dựng chương trình đào tạo từ xa hướng tới đối tượng học viên vừa đi học vừa đi làm, đại đa số đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp.
Do đó các học phần được lựa chọn phù hợp với đặc thù người học và đảm bảo đáp ứng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông thì sẽ phải học đầy đủ các môn học của chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định. Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng thì được xem xét để miễn các môn học tương đương đã tích lũy từ những chương trình đào tạo trước đó.
Thầy Trào cho biết thêm, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo từ xa mang tính định hướng cho quá trình thiết kế chương trình dạy học, là cơ sở để lựa chọn phương pháp, hoạt động dạy và học và phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học.
Từ đó, nhà trường xác định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo từ xa trên cơ sở chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chính quy tiêu chuẩn và đáp ứng mục tiêu đào tạo, sứ mạng, tầm nhìn. Đồng thời thể hiện tính minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình của nhà trường với các bên liên quan.
Do mức độ sử dụng cơ sở vật chất của học viên ở 2 hệ đào tạo có sự khác nhau nên học phí cũng được quy định khác biệt.
Ngoài ra, do học viên chương trình đào tạo từ xa không được hưởng những chính sách học bổng theo quy định như đối với sinh viên hình thức chính quy nên nhà trường xây dựng chính sách học phí chương trình đào tạo từ xa thấp hơn hệ chính quy, hướng tới việc thu hút và hỗ trợ người học thực hiện được mong muốn học tập, phát triển chuyên môn.
“Hoạt động đào tạo từ xa của Trường Đại học Hà Nội được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường. Chương trình đào tạo từ xa được xây dựng trên cơ sở chương trình tiêu chuẩn và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường thông qua trước khi áp dụng. Mục tiêu đào tạo và các chuẩn đầu ra của học phần và của chương trình đào tạo từ xa tương tự như của chương trình đào tạo tiêu chuẩn.
Hiện nay, chương trình đào tạo từ xa của trường do giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ trì giảng dạy. Nhà trường bố trí giảng viên tham gia giảng dạy chương trình đào tạo từ xa được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, theo đó khối lượng chương trình đào tạo từ xa do giảng viên cơ hữu của 3 đơn vị đào tạo thuộc trường luôn đạt mức từ 75% trở lên”, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trào thông tin.
Trong thời đại toàn cầu hóa, việc nắm vững một ngôn ngữ quốc tế như tiếng Trung mang lại nhiều lợi thế trong học tập và sự nghiệp. Đặc biệt, với những người đã có bằng đại học ở lĩnh vực khác nhưng muốn mở rộng kiến thức hoặc chuyển hướng nghề nghiệp, chương trình văn bằng thứ 2 tiếng Trung hệ từ xa của Trường Đại học Mở là một lựa chọn tối ưu.
Học văn bằng thứ 2 tiếng Trung không chỉ giúp người học nâng cao khả năng giao tiếp, dịch thuật, mà còn giúp họ hiểu sâu hơn về văn hóa, kinh tế và các lĩnh vực liên quan đến Trung Quốc – một quốc gia đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.