Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 11/12, tiếp tục chương trình công tác tại Đồng Tháp, tại Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã gặp mặt, tặng quà cho đại diện 80 hộ gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh lão thành trên địa bàn tỉnh. Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư.;
Yếu tố trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng hơn 200% vào năm ngoái lên gần 13 triệu người (tương đương mức tăng từ 20% so với trước COVID-19 vào năm 2022 lên 70% so với trước COVID-19 vào năm 2023). Sự gia tăng đột biến đó trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng GDP, nhưng VinaCapital ước tính chi tiêu của khách du lịch quốc tế chỉ chiếm khoảng 10% doanh số bán lẻ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng tôi nghi nhận rằng du lịch quốc tế còn mang lại nguồn thu cho nhiều đơn vị kinh doanh trong nước, qua đó gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế. Chúng tôi ước tính tổng đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế Việt Nam - bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp - chiếm hơn 15% GDP.
Tại Việt Nam, lượng du khách Mỹ đã cao hơn nhiều so với mức trước COVID-19 và chi tiêu của nhóm du khách này đã đóng góp vào tỉ lệ lấp đầy phòng tăng cao tại các khách sạn cao cấp - Ảnh: VGP
Sự phục hồi của lượng khách du lịch Trung Quốc và Mỹ
Tỉ lệ người tiêu dùng Trung Quốc có ý định đi du lịch nước ngoài tăng gần gấp đôi so với năm ngoái - tới gần 2/3 số người được khảo sát (theo bloomberg) và tỉ lệ người tiêu dùng Mỹ có kế hoạch đi du lịch nước ngoài trong sáu tháng tới cũng tăng gấp đôi so với mức trước COVID-19 - đạt mức cao kỷ lục.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng hơn 300% so với cùng kỳ, đạt mức 75% trước dịch COVID-19. Học viện Du lịch Trung Quốc dự kiến khách Trung Quốc du lịch nước ngoài sẽ vượt mức 80% so với trước COVID-19 trong năm nay, vì vậy VinaCapital kỳ vọng rằng lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam sẽ phục hồi từ mức 30% trước COVID-19 trong năm ngoái lên đến 85% trong năm nay.
Sự phục hồi một phần này là cơ sở cho dự báo của chúng tôi rằng tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam sẽ tăng từ mức 70% trước COVID-19 vào năm ngoái lên khoảng 105% trước COVID-19 vào năm nay (tương đương 19 triệu lượt khách).
Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia lớn trên thế giới mà du lịch ra nước ngoài vẫn chưa phục hồi về mức trước COVID-19 (Trung Quốc dẫn đầu thế giới về chi tiêu của người dân khi du lịch ra nước ngoài trước COVID-19). Sự phục hồi chậm chạp của Trung Quốc xuất phát từ việc nước này mới dỡ bỏ các hạn chế từ chính sách "Zero COVID" vào năm ngoái cộng với tình trạng kinh tế tương đối yếu của nước này, mặc dù chi tiêu du lịch nội địa của Trung Quốc dự kiến sẽ vượt mức trước COVID-19 trong năm nay. Trong khi đó ở Nhật Bản, giá trị đồng Yên sụt giảm mạnh đang cản trở hoạt động du lịch nước ngoài của người dân.
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ ngành du lịch
Một bài báo gần đây trên Wall Street Journal với tiêu đề "Người Mỹ đang có thu nhập từ đầu tư nhiều hơn bao giờ hết" đã nhấn mạnh rằng thu nhập từ đầu tư và tài sản của các hộ gia đình tăng lên đang mang lại một lượng tiền mặt chưa từng có cho hàng triệu người Mỹ (đặc biệt là thế hệ "Baby Boomers", nhóm đang chi tiêu mạnh tay cho các dịch vụ đắt tiền như du lịch nước ngoài).
Thu nhập từ lãi suất và cổ tức mà người tiết kiệm ở Mỹ kiếm được đang tăng vọt, dự kiến sẽ tăng gần 5 lần, từ 770 tỷ USD vào năm 2020 lên 3,7 nghìn tỷ USD trong năm nay và có nhiều dẫn chứng chỉ ra rằng một phần của lượng tiền đó sẽ được đổ vào du lịch.
Tại Việt Nam, lượng du khách Mỹ đã cao hơn nhiều so với mức trước COVID-19 và chi tiêu của nhóm du khách này đã đóng góp vào tỉ lệ lấp đầy phòng tăng cao tại các khách sạn cao cấp.
VinaCapital kỳ vọng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng 40% trong năm nay sau khi tăng gần 250% vào năm ngoái nhờ sự phục hồi liên tục của khách du lịch đến từ Trung Quốc. Du lịch quốc tế chiếm khoảng 8% GDP của Việt Nam trước COVID-19. Vì vậy sự phục hồi ban đầu của ngành du lịch Việt Nam sau khi mở cửa trở lại sau COVID-19 vào tháng 3/2022 đã đóng góp thêm hơn 4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của năm ngoái. Năm nay, chúng tôi kỳ vọng lượng khách du lịch quốc tế tiếp tục phục hồi và sẽ đóng góp thêm hơn 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Cuối cùng, doanh thu của các công ty liên quan đến du lịch như công ty quản lý, điều hành sân bay và các hãng hàng không đã tăng vọt trong năm nay, tương tự như tỉ lệ lấp đầy của các tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp, bao gồm cả những tổ hợp do Lodgis sở hữu và vận hành.
Michael Kokalari, Chuyên gia của CFA, VinaCapital
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?
Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).
- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.
- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.
- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.
- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.
- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.
- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.
- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.
Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...
Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.
Ngày 30/10, Diễn đàn Quỹ đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Đổi mới vượt qua thách thức: Chiến lược cho một Việt Nam chuyển đổi” chính thức diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc.
Sự kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, giao Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia phối hợp cùng Quỹ Golden Gate Ventures tổ chức, nhằm trao đổi, đánh giá các cơ hội đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức, cơ hội đan xen. Để tận dụng được các cơ hội, cần phải hiểu rất rõ những thách thức hiện hữu.
Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển từ cả khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân trên toàn cầu tiếp tục tăng lên theo giá trị thực và vẫn đạt mức cao trong lịch sử. Làn sóng đổi mới sáng tạo của thời đại chuyển đổi số và khoa học chuyên sâu đang diễn ra mạnh mẽ với sự phát triển của các lĩnh vực như công nghệ thông tin, y tế, năng lượng.
"Những điều này cho thấy, hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo như một “ngọn lửa đang âm ỉ cháy”, chỉ cần môi trường và "chất xúc tác" thuận lợi là có thể bùng lên mạnh mẽ", Thứ trưởng nhận định.
Khẳng định Việt Nam đang kiến tạo môi trường và những yếu tố thuận lợi cho đổi mới sáng tạo nói chung và đầu tư khởi nghiệp sáng tạo nói riêng, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho rằng về mặt chính sách, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hướng đến trở thành một hệ sinh thái năng động trong khu vực.
"Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo, điều hành các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện chủ trương về thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong đó, tập trung vào 3 đột phá chiến lược: Hệ thống thể chế; Nguồn nhân lực, đặc biệt biệt là nhân lực chất lượng cao; và Cơ sở hạ tầng", Thứ trưởng nói thêm.
Việt Nam hiện xếp thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu 2023 và là một trong 3 quốc gia có kết quả đổi mới sáng tạo vượt trội hơn so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp.
Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển hết sức tích cực. Cụ thể, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, thể hiện ở tỷ lệ vốn đầu tư vào thị trường khởi nghiệp sáng tạo cũng như số lượng các nhà đầu tư, quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam vẫn đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị đầu tư đạt 413 triệu USD.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, NIC và Golden Gate Ventures cũng công bố báo cáo chiến lược phát triển quốc gia: “Con đường dẫn tới thành công: Nhìn lại hành trình phát triển của Việt Nam", trong đó cung cấp thông tin về khả năng đối phó với khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và xem xét những yếu tố tiềm ẩn trong quá trình tăng trưởng của Việt Nam trong vài năm tới.
Báo cáo là tiền đề cho diễn đàn, trong đó có sự góp mặt của lãnh đạo các tập đoàn lớn như VNG và VinBrain của Tập đoàn VinGroup; các nhà sáng lập startup Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), công nghệ y tế (healthtech) và AI; các công ty đầu tư và sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là Sở Giao dịch chứng khoán New York; và các tổ chức toàn cầu như Ngân hàng Thế giới và Viện Tony Blair.
Theo báo cáo của NIC và Golden Gate Ventures, 5 lĩnh vực chính được dự đoán sẽ chi phối nền tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai bao gồm: công nghệ y tế, công nghệ tài chính, công nghệ hỗ trợ hậu cần, nền kinh tế xanh và công nghệ giáo dục.
Chi tiêu chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng gấp ba lần trong 5 năm qua. Giá trị giao dịch trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kép 15% trong 4 năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của 70% người dân Việt Nam hiện vẫn chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng. Trong khi đó, lĩnh vực công nghệ hỗ trợ hậu cần, các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ cũng đóng vai trò quan trọng.
Ngoài ra, đối với kinh tế xanh, Việt Nam đang dẫn đầu trong nỗ lực phát triển năng lượng sạch ở Đông Nam Á với các đổi mới về năng lượng gió và mặt trời. Cuối cùng, lĩnh vực công nghệ giáo dục được đánh giá có đà tăng trưởng tự nhiên, ngày càng thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
Các diễn giả cho rằng 5 lĩnh vực này sẽ cùng nhau tạo nên một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phù hợp với tham vọng trở thành quốc gia phát triển vào năm 2050, cũng như nhu cầu đổi mới toàn cầu
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (% trước COVID-19)
Trước đây, khách du lịch Trung Quốc chiếm 1/3 tổng lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và mới chỉ lấy lại vị trí dẫn đầu lượng khách đến Việt Nam vào tháng trước (cũng là lần đầu tiên kể từ khi COVID-19-19 xảy ra). Sự trở lại của lượng khách du lịch từ Trung Quốc, cùng với nhu cầu du lịch tăng cao hiện nay của người Mỹ (được thảo luận bên dưới), được dự báo sẽ giúp tổng số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam vượt mức trước COVID-19 hơn 5% trong năm nay.
Du lịch quốc tế chiếm khoảng 8% GDP của Việt Nam, do đó ngành du lịch Việt Nam tiếp tục phục hồi trong năm 2024 sẽ có thể đóng góp thêm 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của cả nước trong năm nay, sau khi đã đóng góp 4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong năm ngoái.
Du lịch nội địa chiếm thêm khoảng 4% GDP Việt Nam nhưng đã phục hồi hoàn toàn vào năm ngoái, do đó chi tiêu của khách du lịch trong nước dù có tăng thêm cũng sẽ không đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay. Như vậy, du lịch quốc tế và nội địa chiếm khoảng 12% GDP của Việt Nam trước đại dịch COVID-19.
Sự phục hồi của lượng khách du lịch quốc tế khi Việt Nam mở cửa trở lại sau dịch được thúc đẩy bởi lượng du khách từ Hàn Quốc và Mỹ, tiếp đó là Trung Quốc sau khi nước này từ bỏ chính sách "Zero COVID" vào năm 2023.
Việt Nam cũng nới lỏng các yêu cầu về thị thực du lịch vào năm ngoái, giúp tăng doanh thu của các công ty liên quan đến du lịch trong năm nay. Doanh thu của các công ty dịch vụ lữ hành trong nước tăng gần 50% so với cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2024 và giá cổ phiếu của Vietnam Airlines (HVN) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - nhà điều hành sân bay hàng đầu cả nước - lần lượt tăng gần 200% và hơn 100% so với đầu năm. Trong khi đó, giá cổ phiếu của hãng hàng không giá rẻ VietJet (VJC) không thay đổi nhiều trong năm nay, một phần do giá cổ phiếu của hãng này tăng trước thời điểm Việt Nam mở cửa trở lại sau dịch COVID-19.
Cuối cùng, tỉ lệ lấp đầy phòng khách sạn ở Việt Nam vẫn thấp hơn khoảng 20% so với mức trước COVID-19, chủ yếu do lượng khách du lịch Trung Quốc vẫn thấp hơn 25% so với mức trước dịch. Theo thông tin của VinaCapital, khách du lịch từ Trung Quốc và Nga chiếm một tỉ lệ đáng kể trong nhóm khách du lịch "phân khúc tầm trung", một phân khúc thị trường vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, các tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp hơn như Metropole Hà Nội, Fusion Resorts và các tổ hợp cao cấp do Lodgis sở hữu và vận hành đều đạt tỉ lệ lấp đầy bằng hoặc cao hơn mức trước dịch.