09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống

Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một phần quan trọng của môi trường kinh doanh. Việc hiểu về các loại thuế cũng như và tuân thủ các quy định thuế là chìa khóa để quản lý tài chính hiệu quả và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Sau đây là các loại thuế mà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cần lưu ý.

Phí môn bài là khoản phí mà các doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý khi được thành lập và bắt đầu hoạt động, trước ngày cuối cùng của tháng khởi đầu. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng phải nộp lệ phí môn bài hàng năm trước ngày 30 tháng 1 của năm tiếp theo.

Theo quy định của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP, mức đóng lệ phí môn bài cho các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế được áp dụng dựa trên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong chuỗi sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khi phát sinh hóa đơn đỏ, họ phải nộp thuế giá trị gia tăng theo hai phương pháp: khấu trừ hoặc trực tiếp, tùy thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp từ khi thành lập công ty.

Công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và sử dụng lao động trực tiếp cần chịu trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của mình. Điều này là một phần không thể thiếu của quản lý tài chính và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp này. Do đó, thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không chỉ bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân cho người lao động.

Thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam áp dụng cho thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là:

Ngoài ra, các loại thuế khác cũng có thể được áp dụng tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, và nhiều loại thuế khác.

Để đảm bảo công bằng cho tất cả các nhà đầu tư, việc tuân thủ nghĩa vụ thuế là rất quan trọng. Các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, đều phải tuân thủ pháp luật về thuế. Vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Để tận hưởng chính sách ưu đãi thuế, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện cụ thể theo Luật Đầu tư 2020. Theo quy định, thuế thu nhập doanh nghiệp mặc định là 20%, nhưng có những trường hợp đặc biệt được hưởng các mức thuế ưu đãi.

Một số điều kiện được áp dụng thuế ưu đãi bao gồm:

Ngoài ra, doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, và thuế sử dụng đất tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường hợp.

Doanh nghiệp vốn nước ngoài là gì?

Trong Điều 3 trong Luật Đầu tư 2005 xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, hoặc là doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, hoặc mua lại.

Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2020 không sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài“, thay vào đó là thuật ngữ ‘tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài’. Điều này phản ánh sự thay đổi trong cách tiếp cận và pháp lý của các tổ chức kinh tế được thành lập hoặc có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam

Các lưu ý về Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bao gồm việc đầy đủ kê khai và nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.

Phần thuế thu nhập cá nhân được tính từ tiền lương, tiền công của nhân viên theo các mức thuế khác nhau:

Tóm lại, chính sách thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam khá rõ ràng và có nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi thế này, doanh nghiệp cần nắm vững quy định, lập kế hoạch thuế hiệu quả và tuân thủ đúng pháp luật. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về nghĩa vụ thuế và yên tâm đầu tư tại Việt Nam. Nếu bạn cần bổ sung thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé!

Xem thêm: Lợi ích của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Xem thêm: Đặc điểm doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài

Theo Tổng cục Hải quan, điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa XNK tại chỗ bao gồm hàng hóa mua bán giữa DN Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với DN khác tại Việt Nam”.

Điều 3 Luật Thuế GTGT 2008 quy định: “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này”.

Khoản 1 Điều 5 Luật Thuế GTGT quy định: “Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu NK” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Cũng tại khoản 3 Điều 8 quy định: “Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này”.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định đối tượng không chịu thuế GTGT. Theo đó: “Đối với các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế qua sơ chế thông thường là sản phảm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác”.

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế GTGT: “Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu NK.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lanh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác”.

(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Thông tin lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, vui lòng xem TẠI ĐÂY