Xuất khẩu trái cây, nông sản, xuất khẩu trái cây tươi đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây bởi chất lượng ngày càng được nâng cao. Hầu hết, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam rất mong muốn mang sản phẩm của mình ra thị trường Quốc tế. Vậy, cần phải làm thủ tục như thế nào để xuất khẩu trái cây tươi? Bài viết này, Best Logitics cung cấp đến quý khách hàng quy trình và thủ tục xuất khẩu trái cây tươi mới nhất hiện nay:
Những loại thuế phí khi xuất khẩu trái cây
+ Thuế VAT: Theo quy định hiện thành xuất khẩu, thì thuế VAT với các mặt hàng hóa xuất khẩu là: 0%.
+ Thuế xuất khẩu: Trái cây không thuộc vào danh sách mặt hàng chịu thuế xuất, bởi vậy khi xuất khẩu trái cây người xuất khẩu không cần nộp thuế xuất khẩu.
Chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu nông sản trái cây
Về chi phí và thời gian xuất khẩu trái cây nông sản đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, tùy thuộc vào tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu hàng hóa xuất khẩu quốc tế để có thể vận chuyển đường biển, vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường bộ, vận chuyển phát nhanh. Với mỗi lô hàng đều cần xem xét cụ thể để đưa ra được quyết định phù hợp nhất.
Với những loại mặt hàng hóa đặc biệt hàng trái cây thì trong quá trình vận chuyển có thể xảy ra tình trạng bị dập nát, hư hỏng,… bởi vậy, quý doanh nghiệp cần chú ý về cách bảo quản cũng như về khâu đóng gói hàng hóa. Phần lớn các mặt hàng hàng trái cây tươi đều được vận chuyển theo container lạnh để tránh bị hư hỏng.
Trên đây là những thông tin về thủ tục hải quan xuất khẩu trái cây mà Best Logistics đã tổng hợp chi tiết chia sẻ lại cho bạn đọc, mong rằng với những chia sẻ này giúp ích phần nào cho bạn trong việc làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa của mình. Nếu trong quá trình này còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trực tiếp.
Gửi hàng từ Đà Nẵng đi Nhật Bản
Vận chuyển trái cây uy tín tại Hà Nội
Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab), thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) cho biết 2 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 28.429 người, gấp 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thị trường Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) đang dẫn đầu. Năm nay Việt Nam đặt kế hoạch đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Anh Trần Đình Vũ (33 tuổi, quê Đồng Nai) ngừng công việc kỹ thuật chuyển sang làm sales (bán hàng) bất động sản. Tuy nhiên, việc kinh doanh không thuận lợi, nhất là sau giai đoạn nửa cuối năm 2022 khi thị trường bất động sản có dấu hiệu đi xuống. Do vậy, thu nhập của anh khó có thể gồng gánh chi phí cho gia đình, trong khi còn 2 con đang tuổi ăn học.
Người lao động được đào tạo nghề trước khi sang Nhật Bản
"Tháng 2-2023, thông qua một người quen giới thiệu, tôi gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Hàn Quốc theo diện visa E7 (dành cho lao động tay nghề cao) và kỳ vọng sẽ xuất cảnh trong năm nay" - anh Vũ nói. Còn anh Nguyễn Văn An (34 tuổi, quê Hà Tĩnh) vừa nhận được tháng lương đầu tiên sau khi rời quê sang Đức làm đầu bếp.
Từng tốt nghiệp cao đẳng nghề và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong nhà hàng, anh không gặp khó gì khi xét duyệt hồ sơ. "Chương trình không yêu cầu chứng chỉ tiếng Đức và chi phí bỏ ra ban đầu trong khả năng xoay xở nên tôi tham gia ngay" - anh An cho biết. Với mức lương 1.500 euro/tháng (khoảng 37-38 triệu đồng), anh An cho rằng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn gửi về cho gia đình.
Từng làm công nhân ở quận 9, TP HCM với mức lương hơn 5 triệu đồng, 7 năm trước anh Phạm Văn Toản (29 tuổi, quê Nghệ An) bỏ việc về quê đi XKLĐ tại Nhật Bản. Nhờ tiết kiệm và chăm lo làm việc, anh không chỉ giúp bố mẹ trả hết nợ mà còn xây lại nhà ở quê. Hết hạn hợp đồng về nước, ngoài phụ giúp gia đình buôn bán, anh còn chạy taxi để có thu nhập. Sau hơn 2 năm về nước, nhận thấy khó có thể tích lũy nên đầu năm nay anh nộp hồ sơ đi XKLĐ lần 2. "Ở Nhật Bản, thu nhập của tôi mỗi tháng khoảng 30 triệu đồng. Khi về nước tôi không thể tìm được công việc phù hợp với mức lương như vậy" - anh Toản nói.
Cùng nguyện vọng sang Nhật Bản làm việc, anh Nguyễn Quang Tiền (26 tuổi, TP HCM) đang đặt mục tiêu vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nhật vào tháng 7 tới. Anh dự tính trong thời gian 3 năm làm thực tập sinh (TTS), ngoài học hỏi, nâng cao kỹ năng công việc, anh sẽ tập trung cải thiện ngoại ngữ để khi về nước làm việc.
Theo các chuyên gia, thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc tiếp tục nhận số lượng lớn lao động Việt Nam trong năm nay. Đối với thị trường Nhật Bản, chương trình TTS kỹ năng vẫn nhận được sự quan tâm lớn. Sau khi hoàn thành thời hạn, TTS có thể đăng ký thi visa kỹ năng đặc định (lao động lành nghề) thời hạn từ 5-10 năm, với quyền lợi cơ bản như người Nhật.
Bà Huỳnh Thị Hiền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Chuyển giao Lao động và Chuyên gia Suleco, cho biết Nhật Bản đang áp dụng nhiều chính sách phúc lợi cho TTS Việt Nam như cam kết việc làm trong 3 năm, chính sách bảo hiểm hấp dẫn, nhận tiền trợ cấp một lần sau khi về nước. "Bên cạnh những công việc về sản xuất, công trình, chế biến thực phẩm thì các vị trí trong ngành chăm sóc sức khỏe tại Nhật cũng đang có nhu cầu cao, thu nhập từ 33-39 triệu đồng/tháng. Thời điểm trước Tết chúng tôi có đơn hàng cần tuyển 21 TTS chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên tới nay vẫn chưa tuyển đủ" - bà Hiền nói.
Ông Nguyễn Xuân Trung, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhân lực Quốc tế SOVILACO, cho hay năm 2023, Hàn Quốc dự kiến tuyển dụng hơn 12.000 lao động Việt Nam theo Chương trình EPS với 4 ngành nghề: sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp. Đặc biệt, đối với chương trình thuyền viên tàu cá gần bờ, theo chính sách mới từ Hàn Quốc, sau khi hết hạn hợp đồng, lao động có thể chuyển đổi từ visa E10 sang visa E7-4 (visa kỹ thuật cao). Chính sách này đưa đến nhiều quyền lợi cho người lao động (NLĐ) như mức lương cao, thời hạn lưu trú dài, có thể mang vợ con sang Hàn Quốc sống và làm việc.
Theo ông Trung, cùng với các thị trường truyền thống, các thị trường mới như Đức, Hungary, Ba Lan, Úc cũng đang mời gọi lao động nước ngoài. Đây là cơ hội tốt cho lao động Việt Nam có tay nghề trong các ngành chăm sóc người cao tuổi, nhà hàng, khách sạn, cơ khí, nông nghiệp..., với thu nhập từ 30-60 triệu đồng/tháng (tùy thị trường). "Bên cạnh bảo đảm các quyền lợi như bảo hiểm, chỗ ở, nhiều nước châu Âu còn có chính sách cấp visa cho vợ, chồng, con của NLĐ nhập cảnh để làm việc và được áp dụng chế độ miễn học phí" - ông Trung nói.
Israel vẫn tiếp nhận sinh viên thực tập, làm việc
Theo Bộ LĐ-TB-XH, từ năm 2009, NLĐ làm việc tại Israel với thời hạn tối đa 5 năm, thu nhập khoảng 1.000 USD/tháng với các điều kiện làm việc, sinh hoạt tương đối ổn định. Tuy nhiên, từ năm 2011, Israel chỉ tiếp nhận lao động từ các nước có ký thỏa thuận hợp tác lao động với Israel thông qua Tổ chức Di cư quốc tế nên việc đưa lao động đi làm việc tại Israel bị gián đoạn. Dù vậy, phía Israel vẫn tiếp nhận sinh viên đang học năm cuối tại các trường đại học khối nông, lâm nghiệp Việt Nam sang Israel để thực tập, làm việc với thu nhập vẫn giữ nguyên.